Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Chuyện về nữ tu Têrêsa

Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.
Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.
Cách đây không lâu có cuốn sách về “Nữ tu truyền giáo Têrêsa”, có lẽ nhiều người đều biết những câu chuyện về nữ tu Têrêsa rất đáng xem, điều này không có gì lạ. Nữ tu Têrêsa là người cả đời không làm việc vì kim tiền, bà chỉ biết dâng hiến vì người nghèo khổ. Với Trung Quốc, bà nhiều lần xin chính quyền Trung Quốc cho mở tổ chức từ thiện để chăm sóc cho những người nghèo khổ, nhưng chính quyền Trung Quốc đã từ chối và trả lời: “Trung Quốc không có người nghèo”.
Nữ tu Têrêsa một đời sống vì những người nghèo khổ trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã hưởng ứng theo kêu gọi của bà. Trước khi lâm chung bà nói: “Tôi ân hận là không mang Phúc âm truyền được cho người nghèo ở Trung Quốc, tôi đã rơi nước mắt rất nhiều vì những người nghèo ở Trung Quốc.”
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói: “Tôi không đáng xách dép cho nữ tu Têrêsa.”
Nữ tu Têrêsa sinh ngày 26/8/1910, năm 12 tuổi bà đã có chí trở thành nhà tu hành. Năm 18 tuổi bà vào tu viện và được gọi là nữ tu Têrêsa. Sau đó bà được đưa đến sống tại Ấn Độ.
Nữ tu Têrêsa đến Ấn Độ năm 18 tuổi và sống ở đó liên tục. Mùa hè năm 1952, vì tình yêu và sự tôn nghiêm với người nghèo, bà cho thành lập ở Calcutta, Ấn Độ “Ngôi nhà cho người hấp hối”.
Một cô gái 18 tuổi thân vô gia cư, thế mà hàng ngày làm việc đẩy một cái xe nhỏ đi khắp nơi, từ những đống rác, khu kênh rạch, cửa giáo đường, những bậc thềm công trình công cộng… để tìm những người bệnh thoi thóp, những đứa trẻ bị bỏ rơi, người già hấp hối, rồi lại đi khắp nơi kiếm đồ ăn cho họ, kiếm thuốc cho họ chữa bệnh, tìm thầy thuốc giúp đỡ họ…
Nhiều người tận mắt chứng kiến nữ tu Têrêsa dìu một người ăn mày từ rãnh nước bẩn chân bị ruồi nhặng ấu trùng ăn, thấy bà kề trán vào sát bên một người bệnh hấp hối, thấy bà giành một đứa bé đang khóc từ mõm một con chó, thấy bà ôm chặt trong lòng một người bệnh AIDS, họ nói với bà: Chúa yêu Người, đang ở trên trời đợi Người…
p6651151a523743006-ss
Năm 1979, nữ tu Têrêsa được giải Nobel hòa bình. Khi đó bà mặc bộ sari chỉ đáng giá 1 USD bước lên bục nhận giải thưởng. Cho dù gặp mặt Tổng thống hay phục vụ người nghèo khổ, bà đều mang bộ đồ này, bà không có bộ nào khác. Phía dưới đài ngồi toàn những quý nhân có thân thế lẫy lừng nhưng bà như không thấy ai, trong mắt bà chỉ có người nghèo. Thế rồi bầu không khí bên dưới chợt lặng ngắt như tờ.

“Vinh hạnh này, cá nhân tôi không xứng đáng, tôi chỉ xin thay mặt cho tất cả những người nghèo đói, người bệnh tật, người cô độc đến đây để nhận giải thưởng này, vì tôi tin họ muốn gửi giải này cho tôi, để thừa nhận người nghèo cũng có sự tôn nghiêm”.

Nữ tu Têrêsa đã nói như thế. Bà lấy danh nghĩa người nghèo khổ để nhận giải, chính là vì cả cuộc đời bà vì người nghèo khổ mà sống.
Khi bà biết bữa tiệc trong lễ trao giải Nobel tốn 7000 USD, bà thỉnh cầu Chủ tịch Hội nghị bỏ buổi tiệc này, bà nói: “Mọi người dùng số tiền này chỉ chiêu đãi 135 người, nhưng nó có thể đủ cho 15000 người ăn một ngày”. Thế là bữa tiệc đã bị hủy bỏ. Nữ tu dùng số tiền này cùng 400.000 Franc Thụy Sĩ tiền quyên góp, và toàn bộ phần thưởng giải Nobel, gồm cả huy chương giải Nobel mà mọi người ngưỡng mộ đem bán lấy tiền, tất cả đều dâng hiến cho người nghèo.

Đối với bà, huy chương mà không biến thành tiền phục vụ người nghèo thì không có giá trị gì.

Từ năm 1928 khi bà đến Ấn Độ đến năm 1980, những người làm việc cùng bà đã lên đến hơn 139.000 người, được phân bố trên toàn thế giới. Họ không có bất cứ đãi ngộ nào, ngay cả giấy chứng nhận cũng không có, họ không cần những thứ này, thứ duy nhất họ cần là lòng hy sinh và dâng hiến.
p6651152a894869735-ss
Bà lập ra Hội nữ tu truyền giáo nhân ái có tài sản hơn 400 triệu USD, nhưng cuộc đời bà lại luôn sống trong nghèo khổ, nơi bà ở chỉ có hai đồ điện gia dụng: cái đèn và cái điện thoại. Toàn bộ tài sản của bà là bức tượng Chúa Giê-su, 3 bộ quần áo, 1 đôi giầy xăng-đan. Bà cố gắng khiến mình trở thành người nghèo để phục vụ cho người nghèo nhất, các tu sĩ nam và nữ của bà đều nguyện làm những người nghèo, vì chỉ như thế thì những người nghèo được họ phục vụ mới cảm thấy mình được tôn trọng.

Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.

Bà có hơn 600 tổ chức chi nhánh tại 127 quốc gia, bà phát triển tổ chức từ thiện trên toàn thế giới với tốc độ nhanh nhất mà hiệu quả cao nhất. Chỉ trong năm 1960, bà đã lập ra 26 trung tâm thu nhận trẻ em trên toàn Ấn Độ.
Thế nhưng tổng bộ của bà chỉ có hai nữ tu và một cái máy đánh chữ kiểu cũ. Văn phòng làm việc của bà chỉ có một cái bàn, một cái ghế. Bà tiếp đón người đến thăm trên khắp thế giới luôn trên cương vị công việc: khu bình dân, viện mồ côi, nhà thương cho người sắp qua đời, viện cho người bệnh hủi, nơi thu nhận người bệnh AIDS… Khách của bà có: giới ngân hàng, doanh nhân, chính trị gia, sinh viên, diễn viên, người mẫu, tiểu thư nhà giàu, thống đốc bang của Mỹ…
p6651153a97653708-ss
Hiệu trưởng Đại học Đài Loan Lý Gia Đồng cũng từng từ ngàn dặm xa xôi đến với bà để làm những việc cả đời ông hiếm khi phải làm: rửa chén, mặc quần áo cho bệnh nhân, đun nước nấu ăn, giặt đồ, đưa thuốc, vận chuyển thi thể… Ông nói:

“Đến giờ tôi mới biết xưa nay tôi luôn trốn tránh những nỗi bất hạnh và bần cùng của con người, xưa nay tôi chưa có tình yêu thực sự.”

Sau này Nam Tư xảy ra nội chiến, nữ tu Têrêsa lại đi hỏi một vị tướng chỉ huy cuộc chiến, bà nói phụ nữ và trẻ em trong khu chiến sự không thoát được, vị tướng kia trả lời: “Nữ tu à, tôi muốn ngừng chiến nhưng đối phương không muốn, tôi cũng không còn cách nào”. Têrêsa nói:“Vậy thì tôi đành phải đi!” Thế là Têrêsa đi vào trong khu chiến sự, hai bên vừa nghe nữ tu Têrêsa đi vào khu chiến sự liền ngay lập tức ngừng bắn, sau khi bà đưa phụ nữ và trẻ em ra, hai bên lại bắn nhau tiếp.
Sau khi tin tức này truyền đến Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư ký Kofi Annan ca ngợi: Việc thế này đến tôi cũng làm không được. Trước đây Liên Hiệp Quốc từng mấy lần can thiệp nhưng vẫn không cách nào khiến nội chiến Nam Tư ngừng bắn, từ đó có thể thấy sức mạnh nhân cách của nữ tu Têrêsa có sức thuyết phục thế nào.
p6651154a662946991-ss
Khi bà qua đời tại Ấn Độ, tổ quốc Serbia của bà muốn đưa bà về nước an táng, nhưng Thủ tướng Ấn Độ đã đặc biệt gọi cho lãnh đạo Serbia mong để bà an táng tại Ấn Độ. Người Ấn Độ xem sự qua đời của bà là “mất đi một người mẹ”. Thủ tướng Ấn Độ nói:

Bà là vị thiên sứ hiếm thấy, là biểu tượng của ánh sáng và hy vọng, bà đã lau nước mắt cho hàng hà sa số những người nghèo khổ, bà đã mang đến cho nước Ấn Độ niềm vinh hạnh to lớn.

Ấn Độ làm quốc tang cho bà. Ngày đưa tang, trên người bà phủ một lá cờ Ấn Độ, thi hài của bà được 12 người Ấn Độ khiêng, tất cả những người Ấn Độ có mặt đều quỳ xuống, gồm cả Thủ tướng Ấn Độ. Khi thi hài của bà đi qua các phố phường, toàn bộ người Ấn Độ trên những tòa nhà hai bên đường đều xuống dưới quỳ trên mặt đất để thể hiện niềm tôn kính cao nhất với vị Thiên sứ của tình yêu.
p6651155a810302426-ss
p6651156a37330219
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch
LÊN ĐẦU TRANG