Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Trái khổ qua thật tuyệt, không biết rất đáng tiếc!

Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Có một cây khổ qua trong nhà là một báu vật! Với nhà có trẻ hay mắc bệnh vặt hoặc có người mới sinh, nếu bạn không biết những công dụng tuyệt diệu của khổ qua thì quả là vô cùng thiệt thòi!
1. Phòng và trị rôm sảy
Khổ qua có công dụng giải độc làm mát máu, giúp phòng và trị rôm sảy. Khi trẻ bị rôm sảy, có thể lấy trái khổ qua còn tươi giã nát rồi đắp vào chỗ bị bệnh, hoặc cắt khổ qua thành miếng rồi chà vào cũng được. Bạn cũng có thể sắc nước ruột khổ qua rồi dùng khăn mặt thấm để lau chùi nơi bị rôm sảy, mỗi ngày từ 3-6 lần, chỉ trong 1-2 ngày bệnh sẽ giảm. Mùa hè có thể dùng lá khổ qua cắt bỏ phần cuống làm rau ăn, nước luộc khổ qua có thể dùng tắm cho bé để phòng ngừa bệnh rôm sảy.
2. Phòng chống cảm nắng
Mùa hè thời tiết nóng bức, cho trẻ đi chơi rất dễ bị trúng nắng. Khổ qua có chất quinine có công dụng giải nhiệt rất tốt. Cách làm trà khổ qua khá đơn giản: bỏ ruột, nhét chút trà xanh vào trong rồi mang phơi, sau đó cắt mỏng ngâm nước uống. Trẻ không thích ăn khổ qua thì dùng cách trộn với bí ngô làm rau, cho thêm chút đường vào nhất định chúng sẽ thích ăn.
3. Tẩy sẹo
Khổ qua có quinine, giàu protein hoạt tính sinh lý nên giúp vết thương mau lành và tạo da non. Khi cơ thể trẻ có sẹo dạng nhẹ thì giã khổ qua đắp, có thể thêm đường phèn, hoặc lấy bã khổ qua trộn đều với một thìa bột yến mạch bôi vào chỗ sẹo, để khoảng 20 phút rồi rửa, mỗi tuần 2 lần. Trên mặt phụ nữ có chỗ bị rỗ hoa cũng có thể áp dụng cách này, nếu chỗ rỗ có vết thương thì khi dùng phải chú ý vệ sinh.
4. Thượng hỏa nhức răng
Trẻ ăn quá nhiều đồ có dầu mỡ gây thượng hỏa dẫn đến nhức răng, có thể dùng lá khổ qua hoặc trái khổ qua bỏ ruột rửa sạch rồi giã nát cho ra chất dịch keo, dùng bông y tế thấm rồi nhét vào chỗ đau ở răng; hoặc rửa sạch trái khổ qua còn tươi, cắt mỏng, không bỏ ruột, đem sắc lấy một bát nước rồi thêm đường vào uống.
5. Côn trùng cắn
Do khổ qua thúc đẩy sinh da mới, giúp vết thương liền miệng, kháng khuẩn, có công dụng tăng sức hoạt động của tế bào, nên nếu bị côn trùng cắn, đặc biệt là rết, có thể dùng một lượng vừa lá khổ qua rồi đem giã nát đắp vào vết thương.
6. Trị ho và cảm cúm
Khổ qua có lipid protein giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa cảm cúm. Nếu trẻ bị mắc đờm vàng sệt, khó ho ra, hoặc bị ho do cảm phong nhiệt thì có thể làm canh hoặc xào khổ qua ăn. Lưu ý, không áp dụng với chứng ho phong hàn.
7. Giảm cân dưỡng da sau khi sinh
Nhiệt lượng của khổ qua rất thấp, có tác dụng ức chế hấp thu chất béo nên giúp giảm béo. Ngoài ra khổ qua còn giàu vitamin C, làm mát máu mịn da. Nhiều người mẹ sau khi sinh ăn khổ qua để giảm béo, tuy nhiên phải nuôi con bằng sữa đề nghị nên làm canh ăn. Nhưng nếu sau khi sinh chỉ muốn dùng khổ qua cho giảm cân mà lười vận động thì bạn sẽ thất vọng, vì dùng khổ qua chỉ có tác dụng hỗ trợ.
8. Kích thích bài tiết sữa
Khổ qua giàu vitamin B1 giúp tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy bài tiết sữa, có thể giúp trẻ phòng ngừa mắc bệnh thiếu vitamin B1. Vì thế, sau khi sinh có thể dùng lượng vừa phải khổ qua là rất tốt cho cả mẹ và bé.
Những điều nên tránh khi ăn khổ qua
Khổ qua ăn nóng thì có tính ôn, ăn sống thì có tính hàn, vì thế phụ nữ tì hư vị hàn không nên ăn. Thông thường, trẻ em cũng không nên thường xuyên ăn khổ qua, vì dạ dày và ruột của trẻ còn yếu, ăn nhiều khổ qua sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, khổ qua có quinine, kích thích tử cung co lại, có thể gây tác dụng phụ như sinh non, vì thế trong thời gian mang thai không nên ăn nhiều.
Chọn khổ qua chất lượng tốt
Thông thường, khổ qua có đường vân càng nhiều và dày thì càng đắng. Ngoài ra, khổ qua vỏ đã vàng, hạt nổi đỏ thì tốt nhất không nên ăn, vì đó là khổ qua chín hoặc để lâu, không còn chất lượng.
Tinh Vệ biên dịch

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

“Thật khó để chữa bệnh cho người giàu”

Tương truyền, danh y Trung Quốc – Quách Vũ cho rằng, người giàu thường khó điều trị hơn. Biển Thước – vị Thần y nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cũng có cùng quan điểm.
Dưới triều Đông Hán, Quách Vũ là một ngự y, thường được ca ngợi với tài nghệ siêu thường. Mặc dù là một ngự y, ông không bao giờ từ chối chữa bệnh cho người nghèo. Ông nhận thấy rằng, phương pháp điều trị của mình có hiệu quả hơn với người nghèo, điều khiến mọi người khó hiểu là hiệu quả của Quách Vũ khi điều trị đối với tầng lớp thượng lưu không bao giờ được như vậy. Hoàng đế nghĩ rằng có điều gì bất thường ở đây, vì vậy ông bảo những quý tộc ăn vận rách rưới khi tới gặp Quách Vũ. Quả nhiên, bệnh của họ rất mau lành.
ktt_23.6_than_y7_kienthuc_ficv
Hoàng đế rất bất bình về việc này và cho gọi Quách Vũ vào cung. Quách Vũ đáp: “Nguyên tắc cơ bản của trị bệnh là sự tập trung. Đối với tầng lớp thượng lưu có 4 khó khăn: Họ không tôn trọng lời khuyên của thầy thuốc, cuộc sống của họ khác với người dân bình thường, họ có thể chất yếu và thường rất kiêu ngạo dẫn đến hay “hạn chế” thầy thuốc của mình. Ví dụ, khi tiến hành châm cứu, người ta phải hoàn toàn tập trung vào công việc. Kim châm bị lệch đồng nghĩa với thất bại. Chữa bệnh cho người giàu thường gây tâm lý lo lắng cho các thầy thuốc và do đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn”.
Sau khi nghe lời giải thích của ông, Hoàng đế gật đầu tỏ vẻ đồng ý và ra lệnh cho những người trong cung thay đổi cách cư xử và những thói quen xấu của mình. Câu nói “Thật khó để chữa bệnh cho người giàu” bắt đầu lan truyền từ đó.
Thật trùng hợp, Thần y Biển Thước thời Chiến Quốc cũng có quan điểm tương tự. Biển Thước đã đi đến nhiều quốc gia khác nhau và dùng tài năng của mình để làm dịu bớt đau khổ cho người dân. Mặc dù Biển Thước là bậc kỳ tài, nhưng ông có một quy tắc về 6 loại người mà ông sẽ không trị bệnh:
1. Những người có quyền lực, kiêu ngạo và hống hách
2. Những người yêu tiền hơn tất cả 
3. Những người tham ăn, tham uống
4. Những người bệnh nặng, nhưng không chịu điều trị từ sớm
5. Những người quá yếu để dùng thuốc
6. Những người tin vào yêu thuật, không tin y học
D2502_13
Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
Trong lịch sử nền y học Trung Hoa truyền thống, có bốn vị danh y nổi tiếng, đó là: Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc và Lý Thời Trân.
Biển Thước là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc, từ năm 770 tới năm 221 trước Công Nguyên. Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
Theo truyền thuyết, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả, và ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh”.
Xem thêm:
Bạch Liên sưu tầm
Theo Visiontimes

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Review "Cuộc cách mạng một cọng rơm" - sp

“Bệnh tật phát sinh khi người ta xa rời tự nhiên. Sự hiểm nghèo của căn bệnh tỷ lệ trực tiếp với mức độ chia cắt. Nếu người bệnh trở lại với môi trường lành mạnh, thường thì căn bệnh sẽ biến mất” Masanobu Fukuoka _ Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

Tạng Thận và 15 cách bảo vệ

Theo Trung y, thận tàng tinh. Tinh hoa của ngũ cốc được vị thu nhận, hóa, tàng chứa nơi thận. Tinh hoa của mọi tạng phủ cũng được tàng chứa nơi thận.

Thận còn là “gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống”, Trung y nhìn nhận rằng khí tiên thiên được tích trữ trong tạng thận. Tạng thận theo Trung Y còn bao gồm cả tuyến thượng thận, và buồng trứng của phụ nữ, tinh hoàn ở đàn ông. Do đó tạng thận không chỉ có chức năng lọc máu, cân bằng dịch và cân bằng pH trong máu, mà còn kiểm soát cả chức năng sinh sản, sinh dục của cơ thể.

Trong Trung Y, mỗi tạng đảm nhận một mặt cảm xúc nhất định. Một người khỏe mạnh, thận cân bằng sẽ thể hiện ra ngoài với tính cách hòa nhã, suy nghĩ có lý trí và thông thái. Trái lại, khi thận hư sẽ khiến người ta cảm thấy sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu ý chí, giảm trí nhớ ngắn hạn, hành động không lý trí. Hãy giữ cho thận khoẻ mạnh bằng cách tuân thủ một số điều sau trong cuộc sống của bạn, kèm theo sử dụng thực phẩm bổ thận trong chế độ ăn.
 
15 cách bảo vệ thận bao gồm:
  1. Vị mặn có thể tốt cho thận, nhưng quá mặn lại không tốt.
  2. Tránh hoặc giảm uống cà phê, ăn sôcôla, đường và các chất kích thích.
  3. Tránh dùng nhiều thực phẩm lạnh và đồ uống lạnh.
  4. Giảm hoặc không uống nước ép trái cây đã qua tiệt trùng, trừ nước ép nam việt quất không đường, là thức uống tốt cho cả thận và bàng quang.
  5. Nước hầm xương làm từ xương động vật nuôi ăn cỏ có thể giúp bổ thận.
  6. Uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Lượng nước này có thể ở dưới dạng súp, trà, nước, cơm, và rau luộc.
  7. Nên dùng tăng thêm muối biển và dầu ăn vào những tháng mùa đông.
  8. Thêm thực vật biển và các thực phẩm biển khác vào khẩu phần ăn của bạn.
  9. Đảm bảo nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  10. Tránh ăn quá nhiều hay ăn lúc khuya muộn.
  11. Bữa ăn hàng ngày hài hòa giữa protein, cacbonhydrate và chất béo lành mạnh (dầu oliu, dầu cá).
  12. Tuân theo chế độ ăn giàu khoáng bao gồm có rau biển và vi tảo.
  13. Vì cảm xúc gắn liền với tạng thận là sợ hãi, hãy làm điều gì đó khiến bạn sợ và hãy bước ra khỏi nỗi sợ của bạn.
  14. Dùng thiền đình như một phương pháp để đối mặt nỗi sợ và tống khứ chúng.
  15. Ăn những thực phẩm bổ thận…

Những thực phẩm bổ thận

Ngũ cốc: Gạo đen, kiều mạch, lúa mạch.
Đậu: Đậu đỏ, đậu đen.
Rau: Củ cải, cây ngưu bàng, bắp cải đỏ, cây diếp củ, cây năn ngọt, rau mùi tây.
Trái cây: quả mâm xôi, dâu tây, quả việt quất, dưa hấu.
Thực vật biển: tảo dulse, rong biển tóc tiên hiziki, rêu Ailen, tảo bẹ, nori, tảo bẹ undaria.
Vi tảo: tảo xoắn, rong tiểu câu.
Hạt: chia, vừng, gạo .
Quả hạch: quả óc chó, hạt dẻ.
Thực phẩm biển: trứng cá, bào ngư, cá trê, ngao, cua, mực, tôm hùm, trai, bạch tuộc, sò, cá sardine.
Gia vị: muối vừng, miso, giấm, muối biển, xì dầu, dưa muối nhật bản umeboshi, trà xanh.
*Cách nấu: hấp, ướp muối, muối xổi.

LÊN ĐẦU TRANG