Thế hệ chúng ta, những người được sinh ra vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, là một thế hệ lạc lõng. Một thế hệ được sinh ra và lớn lên giữa một bãi hoang tàn của thế giới. Nhiều người đi trước sẽ nói rằng họ đã hi sinh cho thế hệ chúng ta, chúng ta đã có một đời sống sung túc và yên bình. Điều đó đúng, nhưng họ đã lầm lẫn trong khái niệm về hạnh phúc, sung túc và yên bình không phải là điều mang đến cho chúng ta hạnh phúc. Và cho dù chúng ta bằng mọi cách hét thật to để mong họ lắng nghe, họ vẫn lẳng lặng không thừa nhận chúng ta, họ cho rằng chúng ta kém cỏi, ham chơi, thờ ơ với thời cuộc, trôi theo cuộc sống sa đọa…
Những tin tức trên báo chí và truyền thông là những gì họ nhìn thấy, nghe thấy. Một mô tả rõ ràng về thế hệ chúng ta: Những đứa trẻ ngu dốt về kiến thức, những đứa trẻ suốt ngày cắm mặt vào máy tính chơi điện tử, những đứa trẻ chơi bời thác loạn… Họ quên mất rằng ai là người cố truyền đạt kiến thức trong sự bất lực không cần quan tâm chúng ta có thích thú hay không, ai là người thiết kế nên những trò chơi bời sa đọa rồi tuyên truyền về chúng, trục lợi từ chúng… Mỗi khi chúng ta sai lầm hay vấp ngã, họ chỉ biết chê bai, họ chỉ nhìn thấy những thứ họ tin là đúng, họ không biết ẩn đằng sau tất cả những điều ấy là gì.
Các bạn của tôi, tôi biết các bạn cô đơn trong gia đình, các bạn bị giam hãm trong nhà trường và phải chịu đựng mọi định kiến của xã hội. Đời sống khắc nghiệt không cho các bạn điều kiện để thực hiện những điều các bạn muốn, không cho các bạn thỏa mái mơ mộng khi còn là trẻ nhỏ, không cho phép các bạn được tự do bộc lộ cảm xúc của mình; thế nhưng khi chúng ta càng cố chứng tỏ mình một cách manh động, khi chúng ta phản ứng đầy xung đột, khi chúng ta gào thét những mong họ nghe thấy… chúng ta càng chứng minh rằng những điều họ nói là đúng. Nền văn minh đề cao vật chất và chủ nghĩa tiêu dùng với hàng hiệu, rượu bia, thuốc lá, vũ trường, ma túy… là sản phẩm do những người đi trước chúng ta tạo nên, và họ dùng tất cả những thứ ấy để mê hoặc chúng ta, dẫn dắt chúng ta đi vào một lộ trình đã được thiết kế. Các bạn càng tách xa chúng, các bạn càng thoát khỏi sự ảnh hưởng của thế hệ cũ. Đâu đó trên thế giới, nhiều bạn trẻ không thể chịu đựng được thế giới đang tan rã và đổ nát này, không chịu đựng lối sống của những xác chết biết đi, họ đã từ bỏ cuộc sống văn minh, họ đau đớn chìm vào sự trống rỗng miên viễn, thậm chí họ đã tự tử để kết thúc mọi mối dây ràng buộc… Họ không ngu muội, họ không bị xúi bẩy, họ là những người dũng cảm không chấp nhận hòa mình vào đám đông vô thức do thế hệ cũ tạo nên, chỉ là họ quá cô đơn không thể nghe thấy một tiếng nói giống họ cũng đang cất lên ở đâu đó.
Đừng tuyệt vọng, bởi vì đã có rất nhiều người như chúng ta trước đây. Họ cũng lạc lõng giữa thời đại của họ, họ bất lực trong việc thay đổi thế giới thế nên đã truyền đạt lý tưởng về một thế giới tốt đẹp hơn đến chúng ta. Và giờ đây, những con người lạc lõng ấy ngày càng đông, chúng ta đã có thể lắng nghe được tiếng gọi của nhau ở mọi ngóc ngách trên thế giới. Chúng ta biết rằng những suy nghĩ của chúng ta không hề bệnh hoạn và ngớ ngẩn, chúng ta có thể tự hào về việc chúng ta khác biệt với cả một hệ thống cũ kỹ và vững chắc. Nếu bạn có thể nhìn một cách tổng thể toàn bộ bức tranh chuyển đổi này, bạn sẽ thấy rằng chúng ta là nhân tố xây dựng một hệ thống mới mẻ hơn, thích hợp hơn với sự thay đổi của thời đại. Chúng ta lạc lõng, sở dĩ vì chúng ta là những kẻ đột biến để thế giới tiến hóa lên một mức cao hơn.
Mọi thứ của thế giới cũ đang trên đà đi xuống cực điểm. Chiến tranh đã và đang tàn phá thế giới nhân danh những mục đích cao đẹp, môi trường bị hủy hoại, nhiều nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, con người không thể tìm được sự kết nối cảm xúc thuần khiết với nhau mà mọi mối quan hệ đều dựa trên lợi nhuận. Con người từ một sinh vật chính trị biến đổi thành một sản phẩm có thể mua bán và trao đổi. Các hình tượng của niềm tin cũ đã sụp đổ rồi. Đức Phật Thích Ca, chúa Jesus, tiên tri Mohamed… đã không thể cứu chúng ta; các triết gia như Lão Tử, Khổng Tử, Socrate, Plato, Aristote, phong trào Khai Sáng, Nieztches, Hegel, Marx… tất cả bọn họ cũng không cứu được chúng ta. Không còn giá trị nào là đáng tin nữa! Tôn giáo, chính trị, giáo dục và ngay cả cái thế giới tiêu dùng của những nhà tư bản dựng nên… tất cả chỉ là những ảo ảnh lừa mị để dẫn chúng ta đi theo lâp trình của trật tự thế giới.
Chúng ta nhớ ơn những người đi trước vì họ đã giữ cho chúng ta an toàn và cho ta điều kiện để tồn tại, chúng ta phải nhớ ơn họ vì họ đã sinh ra chúng ta. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng xây dựng thế giới chứ không phải tàn phá thế giới là trách nhiệm của họ, và họ đã không thể hoàn thành được chỉ vì họ bị cuốn theo guồng máy cũ, vì thế giờ đây đó đã là trách nhiệm của chúng ta. Một thế giới mới cần được xây dựng trên nền thế giới cũ để bắt đầu cho một kỷ nguyên mới của chúng ta và con cháu chúng ta. Quy luật tự nhiên là mọi thứ khi rơi xuống tận cùng thì những gì đủ mạnh sẽ trở thành nhân tố để vượt lên. Thật mệt mỏi khi được sinh ra trong thời kỳ chuyển giao này nhưng cũng thật tự hào khi ở trong đó, bởi chúng ta đóng vai trò như những người xây dựng trong khi đám đông vô thức của hệ thống cũ đang tự tiêu diệt chính nó.
Và thưa các bậc tiền bối đi trước, xin các vị hãy lắng nghe chúng tôi. Có thể những lời tôi nói với các vị là một sự vô ơn, cực đoan và nông nổi, nhưng nếu không như thế thì làm sao gây chú ý cho các vị trong thời đại hỗn loạn thông tin này được! Sự vận động của thế giới là không thể tránh khỏi và chúng tôi mong sao các vị đừng dùng những chuẩn mực của thế hệ mình để xét đoán chúng tôi. Chúng tôi cũng như các vị, chúng ta đều đang sống trong một thế giới suy tàn, chúng ta thừa mứa vật chất nhưng thiếu thốn tinh thần, chúng ta thừa thãi bản năng nhưng thiếu thốn tình yêu, chúng ta cuồng vọng mà không có niềm tin trong sáng. Các vị hãy thử nhớ lại tuổi trẻ của mình, tuổi trẻ với sự khát khao lý tưởng, không thể chấp nhận một thế giới lộn ngược các giá trị, và các vị đã phẫn nộ như thế nào? Và các vị được dậy rằng đời sống cảm xúc chỉ mang lại thất bại, những gì trong trí tưởng tượng chỉ là trò trẻ con vô giá trị, các vị bị buộc phải sống đời sống thực tế và bị cài cắm bởi các mục đích do hệ thống cũ tạo ra. Dần dần, các vị đã quên rằng các vị từng có thời giống chúng tôi. Nếu các vị thất bại với hệ thống cũ, tại sao còn muốn lôi chúng tôi vào đó. Nếu các vị thành công với nó, vậy còn có ý nghĩa gì khi muốn chúng tôi lặp lại con đường các vị đã đi.
Nếu các vị yêu thương chúng tôi, xin các vị hãy để chúng tôi được tự do với những suy tưởng, những lối sống của mình. Nếu các vị có trách nhiệm với chúng tôi, xin các vị hãy tạo dựng những nền tảng vững chắc để trên đó chúng tôi có thể học tập, nghiên cứu, thực hiện những lý tưởng chúng tôi mong muốn. Làm ơn, đừng cài cắm điều gì vào đầu chúng tôi thêm nữa, đừng lên giọng phán xét chúng tôi, cũng đừng biến chúng tôi trở thành những quân cờ để thực hiện những mục đích chưa đạt được của các vị. Với chúng tôi, chỉ tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm là đủ. Và nếu chúng tôi có vô tình không biểu lộ sự đáp lại tình yêu đó của các vị thì các vị cứ yên tâm rằng tất cả tình yêu và tinh thần trách nhiệm đó chúng tôi cũng sẽ chia sẻ lại cho thế hệ tiếp theo, như một sự “đền ơn nối tiếp”. Hãy để chúng tôi được là chính chúng tôi, chúng tôi xây dựng thế giới theo ý chúng tôi mong muốn, và nền tảng tư tưởng để duy trì nó chỉ đơn giản chỉ dựa trên tình yêu thương và trách nhiệm.
Và hỡi những người bạn của tôi, dù bạn đang ở đâu, bạn đang làm gì, dù bạn có ở cùng thế hệ với tôi hay ở thế hệ trước đó hoặc sau đó, nếu những điều tôi đang nói đây là cùng một suy nghĩ với bạn, xin hãy cùng lên tiếng. Nhưng lên tiếng thôi chưa đủ, sau đó bạn cần suy nghĩ. Hãy thử suy nghĩ xem sau tất cả những tuyệt vọng, cô đơn, lạc lõng… sau tất cả sự phẫn nộ… chúng ta sẽ làm gì cho thế giới chúng ta đang sống. Tôi mong sao chúng ta có thể tách ra mọi tư tưởng tôn giáo hay chính trị, mọi sự ràng buộc về đời sống tiêu dùng, chỉ trong giây lát thôi chúng ta có thể nhận thấy được chúng ta cần làm gì cho đời sống này. Internet – một sản phẩm quan trọng của thế hệ trước giờ đây đang thể hiện tính hiệu quả mạnh mẽ trong quá trình tạo nền tảng cho thế hệ chúng ta để đẩy chúng ta đến gần nhau hơn. Tôi muốn nói rằng chúng ta không đơn độc, chúng ta có nhau, chúng ta có cùng ý tưởng rằng con người đơn thuần là con người, không phải sinh vật chính trị, không phải những con chiên, không phải kẻ tử vì đạo, không phải những người tiêu dùng. Và tôi mong sao các bạn có thể lột bỏ mặt nạ của mình, cùng đứng dậy trải nghiệm cuộc sống, rồi cùng nhau chung tay tạo dựng một thế giới mới xanh hơn, thịnh vượng hơn và yêu thương hơn.
“Trong tự nhiên, có sự sống và cái chết, và tự nhiên đầy ắp niềm vui.
Trong xã hội loài người, có sự sống và cái chết, nhưng con người thì sống trong khổ đau.”
Nếu tiên sinh Fukuoka đã nói rằng: “Chỉ từ một cọng rơm này thôi một cuộc cách mạng có thể được khơi mào.” Vậy hẳn nhiên chúng ta chỉ cần bắt đầu từ hai câu trích dẫn nho nhỏ thì vẫn có khả năng mở ra toàn bộ nội dung căn bản của cuốn sách Cuộc cách mạng một-cọng-rơm ấy!
Như đã được chia sẻ từ những trang đầu, tiên sinh Fukuoka đã thức tỉnh một cách hoàn toàn bất ngờ từ một cơn mê mụ, sau khi nghe tiếng kêu chói tai của một con diệc trên một ngọn đồi nhìn ra bến cảng. Kể từ lúc ánh chớp đó lóe lên, con đường cách mạng trong nông nghiệp của ông cuối cùng cũng nên hình dạng và đi đến thành công rực rỡ trong sự kinh ngạc của tất cả mọi người, từ nông dân cho tới những nhà khoa học.
Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều về cách làm nông “vô vi” từ cuốn sách mà trong đó tác giả đã trình bày những kiến thức rất chi tiết. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng chúng ta chỉ cần nắm được cái cốt lõi “vô vi” ấy thôi thì dù là nông nghiệp hay giáo dục, là hôn nhân hay tôn giáo, tất cả mọi thứ sẽ đều được chuyển mình một cách triệt để nhất. Giống như ta là người nắm giữ hạt mầm chứ không phải chỉ đơn thuần bắt được ngọn cây vậy!
Quay trở lại với hai câu trích dẫn ban đầu, tôi sẽ xuất phát từ điều mà cá nhân tôi nhìn thấy trước tiên, đó là sự phân cực và nỗi đau khổ dường như bất tận của con người khi dính mắc vào nó. Tiên sinh Fukuoka minh chứng về biểu hiện này trong nông nghiệp thông qua việc người nông dân bắt đầu so sánh nhanh-chậm, hơn-thua, lỗ-lãi lúc ngó sang mảnh ruộng nhà hàng xóm và thấy gã hàng xóm thay vì sử dụng trâu kéo đã chuyển sang máy cày.
Người nông dân buồn chán ra mặt và quay vào nhà xem TV thì thấy bọn Mỹ đã sử dụng đến cả máy bay trực thăng để phun thuốc trừ sâu rồi (đoạn này là tôi tự nghĩ ra!) Tuy nhiên, sự đắm chìm trong nhị nguyên không chỉ thể hiện ở trong nông nghiệp, nó đã lan rộng ra như một đại dịch trong mọi mặt cuộc sống của con người, từ việc ăn phở cho đến việc yêu Chúa. Mọi thứ đều được con người phân ra rạch ròi, nào là tốt-xấu, hay-dở, thánh-phàm, quá khứ-tương lai, tôi-anh và thậm chí tôi-cái tôi của tôi. Chính sự chia rẽ như vậy là nguyên nhân dẫn tới mọi điều mâu thuẫn và tranh đấu trong cuộc đời, nếu như không nói rằng nó là gốc rễ của mọi sự bạo lực.
Có bao giờ các bạn tự hỏi từ đâu mà mọi thứ trở nên quá phức tạp rối rắm như vậy không? Và sự phức tạp đó đã gây nên những đau đớn như thế nào cho con người không? Khi một người vẫn thao thao bất tuyệt nói về “khoảng không nằm ngoài cái hộp” và nỗ lực vượt qua nó để đi đến cái toàn thể, thì hiển nhiên trong hắn vẫn còn sự dính mắc về giới hạn và không giới hạn, về thực tại và hư vô, về thế giới rối ren của loài người và cõi Niết Bàn. Và một khi đã xây dựng nên bất kỳ một tượng đài nào thì đến một ngày nó vô tình (hay cố tình) bị ai đó đập vỡ, thì kẻ đáng thương ấy sẽ nếm đủ những đau đớn của sự sụp đổ và phẫn nộ, khi đã bám víu vào tượng đài suốt bao nhiêu năm tháng cuộc đời.
Nói đến đây tôi chợt nhớ tới bác Đường Tăng2 phiên bản “quái đản” đã xuất hiện trên thế giới vào đúng ngày này hai năm về trước. Và tôi bắt đầu ngờ rằng trước khi sang Tây Ban Nha, chắc hẳn bác ta có ghé qua Nhật Bổn để đàm đạo cùng tiên sinh Fukuoka, khi mà cả hai người họ đều đã đề cập tới việc những tư tưởng phân cực kéo theo đau khổ cho con người. Và thật trùng hợp khi bác Đường Tam Tạng cũng đã rất thành công trong một cuộc giao đấu “vô vi” với bò tót nơi bản địa. Tại chuyến đi ấy, bác ta đã từng ngân lên bài thơ rằng:
“Này người bạn ơi hãy cứ khóc
Đừng kìm nén cho đến ngày mai
Đời người ta chỉ như con lắc
Giữa tốt-xấu, vui-buồn, đúng-sai.”
Đau đớn được thể hiện ở sự muộn phiền, tuyệt vọng, bất mãn, giận dữ, và khả năng cao kẻ đó sẽ có xu hướng muốn thoát khỏi sự khó chịu ấy bằng cách lảng tránh thông qua việc đưa ra bằng được mọi lý lẽ giả dối với chính mình hoặc sử dụng những cảm giác mạnh khác để lấn át đi (có thể thông qua chích hút, rượu chè hay tình dục); nếu không thì sẽ gào thét, khóc lóc vật vã, hoặc thu mình lại đến mức trầm cảm; rồi thì đấu tranh (thậm chí gây chiến tranh) để bảo vệ đến cùng tượng đài ấy. Và khi mọi nỗ lực thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực không thành, kẻ đó sẽ tự kết liễu đời mình bằng một đường cứa vào động mạch chủ!
“Cũng giống như trường hợp người nông dân hám lợi mở đường mương dẫn nước tưới quá rộng và để cho nước chảy ào ào vào ruộng lúa của mình. Bờ mương sẽ bị nứt và đổ sụp. Tới lúc đó thì lại phải bỏ công ra gia cố. Bờ mương được đắp cho kiên cố lại, mương dẫn nước sẽ được mở rộng ra thêm. Lượng nước tăng lên chỉ làm gia tăng mối nguy hiểm tiềm tàng và lần suy yếu sau đó của bờ mương sẽ đòi hỏi công sức lớn hơn để xây dựng lại.”
Các bạn biết không, mọi việc sẽ chẳng đến mức tồi tệ nếu như vấn đề được chấp nhận và truy về tận cùng nguyên nhân gốc rễ của chúng thay vì cố gắng tìm cách sửa chữa, thay đổi, hay “nâng cấp”. Như những điều tôi hiểu được từ sự diễn giải của tiên sinh Fukuoka về nông nghiệp, thì chuyện cày tung đất lên chỉ làm gia tăng sự phát triển của cỏ dại, sau đó người nông dân sẽ nai lưng ra cả năm trời để nhổ cỏ, và sẽ vui mừng khôn xiết khi có nhà khoa học thiên tài nào đó phát minh ra được thuốc diệt cỏ. Nhưng rồi chính việc sử dụng thuốc diệt cỏ sẽ làm thoái hóa đất đai, ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và đặc biệt tích lũy các chất độc hóa học trong nông sản mà chúng sẽ theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người rồi “trú ngụ” ở đó.
Vậy là chỉ từ việc không nhận ra nguyên nhân khiến cỏ dại tung hoành trên mảnh ruộng của mình mà người nông dân bây giờ phải điêu đứng với việc chạy chữa trong bệnh viện vì những bệnh tật liên quan đến thần kinh hay tế bào do hóa chất bảo vệ thực vật gây nên!
Khi xuất hiện một nỗi đau, một sự phiền muộn hay thương tổn, có mấy ai trong chúng ta là dám đi đến tận cùng nguyên nhân dẫn đến những sự khó chịu đó? Hầu hết con người không đủ sức, không đủ trí tuệ và cũng không đủ sự bao dung để mà ngồi lại với những vấn đề của chính mình. Việc lấp liếm dễ dàng hơn rất nhiều, việc gào thét vào mặt người khác cũng rất là đơn giản và thậm chí việc nổ súng, đánh bom gây thương tích, chết chóc cho nhau cũng chẳng nằm ngoài tầm tay. Chỉ có những kẻ yếu đuối mới lờ lớ lơ đi chính bản thân mình và rất thường xuyên đi làm tổn thương người khác.
Giả sử như khi nhìn thấy người yêu của bạn đang hôn hít, sờ soạng một cô nàng nóng bỏng nào đó, bạn bắt đầu cảm thấy phát điên phát rồ lên hết cả. Lúc đó bạn muốn bắn bỏ ngay con ranh kia và tùng xẻo thằng khốn nạn đã từng là người yêu mình một giây trước, hay là bạn sẽ bình tâm lại, đứng sang một bên và đi tìm nguyên nhân dẫn tới sự phẫn nộ ấy? Nếu bạn không nhận ra rằng tất cả chỉ là những cái cớ để mọi thứ trong tâm trỗi dậy thì có lẽ bạn cần bị phản bội đến cả chục lần thì may ra mới học được cách đi tìm nguyên nhân của vấn đề, thay vì cứ nhảy choi choi lên như chín lần chán ngán trước.
Có khổ thì ắt có nguyên nhân dẫn đến sự khổ, và chúng đều bắt nguồn từ sự sợ hãi. Trong cuốn sách, tác giả đã thể hiện rất rõ rằng: Người nông dân sợ phải nai lưng ra làm nếu không phun thuốc diệt cỏ nên đã gây ra sự mất cân bằng sinh thái, sợ mùa màng thất bát nếu hành động khác đi so với khuyến nghị của chính phủ nên đã đánh mất đi sự gắn bó với những thực phẩm truyền thống giàu giá trị, và sợ không thu được lợi nhuận nếu không sử dụng chất bảo quản, chất kích thích, chất tạo màu để “làm đẹp” cho nông sản nên đã gieo rắc bệnh tật cho toàn xã hội.
Nhưng đấy là trong nông nghiệp, còn trong cuộc sống bình thường của mỗi người, liệu có mấy ai nhìn ra được những nỗi sợ hãi ẩn chứa sâu thẳm đã dẫn dắt mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình? Nỗi sợ dư luận, sợ đói khổ, sợ chết, sợ cô đơn, sợ thua kém người khác, sợ không được công nhận, sợ thay đổi,… tất cả chúng đều là những hạt nhân găm vào tâm trí con người và thao túng, dẫn dắt mọi động thái của hầu hết loài người để hình thành nên một xã hội thối nát và bạo tàn như ngày nay. Hãy nhìn cho thật kỹ xem một ngày thức giấc và bắt đầu sống thì bạn đã để sự sợ hãi dắt mũi mình bao nhiêu lần trong đó? Tôi cá rằng câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
Hãy quan sát lại một lượt những gì tôi vừa nói, vậy câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi “Tại sao trong tự nhiên và trong thế giới loài người đều có sự sống và cái chết, mà tự nhiên lại đầy ắp niềm vui, trong khi loài người thì chịu nhiều đau khổ?” là gì? Nó là sự dính mắc trong nhị nguyên hay là sự đắm chìm trong những nỗi sợ hãi? Nó không phải cả hai điều đó các bạn ạ. Mà câu trả lời chính là: Con người vẫn nằm trong ma trận của tâm trí (hay nói cách khác là họ nhìn toàn bộ thế giới qua lăng kính của trí năng.)
Tâm trí gây dựng nên những khái niệm, những tên gọi về đặc tính của hiện tượng khiến con người ngày càng xa rời chính hiện tượng đó. Và rồi chính sự mông lung về thế giới sẽ kéo theo những nỗi sợ hãi đầy vẻ tăm tối cùng những sự so sánh đậm chất mê muội. Chúng trở thành một vòng xoáy không lối thoát khi một người lỡ sa chân vào địa hạt của trí năng.
Ví dụ như một kẻ đánh mất người yêu, tâm trí anh ta bắt đầu cho rằng không có người yêu thì cuộc đời sẽ thật cô đơn, không được ai yêu thương thì mình sẽ thật bất hạnh. Anh ta mang theo nỗi niềm tuyệt vọng trong những hành trình tiếp theo của mình và đến một ngày không thể chịu đựng nổi, anh ta bắt đầu xây dựng nên một hình tượng Đấng cứu thế với tên gọi là God và ngày ngày cầu nguyện để hòng mong đợi Ngài tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để anh ta có thể trở lại với cuộc đời. Nếu như những lời cầu nguyện được đáp ứng thì anh ta sẽ tin rằng có Chúa và tiếp tục khấn lạy, nếu không thì anh ta sẽ tự hành hạ mình cho đến chết vì cảm thấy vô phương cứu chữa.
Hãy nhìn lại xem chàng trai này đã ảo tưởng đến mức nào khi tự vẽ ra mọi chuyện, từ đau khổ, rồi chữa chạy, tin tưởng, hân hoan rồi tự kết liễu đời mình. Anh ta nháo nhác trong một màn kịch (mà tự thân làm đạo diễn) chẳng khác gì chính sự náo động của tâm trí như một con khỉ liên tục chuyền cành!
Chuyện về tên ngốc ở trên và chuyện về cuộc cách mạng nông nghiệp của tiên sinh Fukuoka khiến tôi nhớ đến câu nói đầy khắc khoải trong bài phát biểu1 của người sáng lập ra trung tâm Pun Pun - một nông trại hữu cơ ở ngoại ô Chiang Mai (Thái Lan):
“Bởi vì chúng ta đã được dạy để làm cho cuộc sống phức tạp và khó khăn, làm sao khiến nó trở nên dễ dàng đây? Thực ra nó dễ dàng nhưng chúng ta không biết làm sao cho nó dễ dàng nữa.”
Trong cuốn sách Cuộc cách mạng một-cọng-rơm, tiên sinh Fukuoka đã chỉ ra đích xác nguyên nhân dẫn đến sự thối nát trong nền nông nghiệp Nhật Bản là vì người nông dân, chính phủ, những nhà khoa học hào hứng “phát minh” ra đủ các phương pháp “cải tiến hiện đại hơn”. Trong khi, ông lại cách mạng nông nghiệp dựa vào phương pháp phi phương pháp - tức là không-làm-gì-cả dựa trên bốn nguyên tắc: Không cày xới đất, không dùng phân hóa học hoặc phân ủ, không làm cỏ bằng việc cày xới hay sử dụng thuốc diệt cỏ và không phụ thuộc vào hóa chất. Nếu đem những nguyên tắc này ra để ướm vào cuộc cách mạng tâm thức con người thì chúng sẽ tương ứng với: Không vọng tưởng, không thêm bớt, không tranh đấu và không dính mắc!
Nói đến đây không thể không nhắc tới bản Bát Nhã Tâm Kinh2 mà nó khiến tôi nhận ra rằng tất thảy đều là những ảo ảnh khái niệm được gây dựng nên từ tâm trí của loài người. Khi không còn dính mắc vào tâm trí nữa thì không còn chướng ngại, mà tâm không chướng ngại sẽ không sợ hãi, kẻ đó sẽ không còn xao động vọng tưởng và đặt chân tới cõi Niết Bàn – giây phút hiện tại trong sáng. Cõi Niết bàn luôn ở đó cho một kẻ đã buông đi mọi hình dung về cõi Niết Bàn! Thật ra thì hắn cần phải buông luôn cả chữ “BUÔNG” ấy nữa(!)
Tất cả đều là những công cụ để con người quay trở lại với sự tự nhiên và thống nhất mà thôi. Kẻ nào một khi vẫn còn dính mắc vào những công cụ ấy như người qua sông vẫn vác theo con thuyền, thì kẻ đó hãy vẫn còn nằm trong sự rối ren khổ sở.
Bùn dơ tràn ra thời nảy nở.
Vàng ngọc hé lộ sẽ lụi tàn
Người khôn ngoan chọn đường im lặng.
Nháo nhác đương tìm kẻ dại khờ.
Tác giả Fukuoka đã minh họa về sự buông bỏ trong các kiểu chế độ ăn của con người đi từ việc ăn theo khoái khẩu, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn cân bằng cho đến cuối cùng chỉ là ăn mà thôi. Ngày nay ba chế độ ăn đầu tiên rất nhiều người vẫn đang dính mắc vào, nếu không sinh bệnh tật thì cũng sinh ra sự so sánh hơn thua với các chế độ ăn khác dẫn tới việc phán xét, áp đặt nhau trong ăn uống, và cảm giác bất an khi không theo được đúng “gu” của bản thân. Những kẻ đó đang ăn với một tâm đầy rẫy những quy tắc, phân tích, cân đo trong khi tất cả những gì họ cần khi ăn là một tâm không-gì-cả, hay nói chính xác hơn là không có một tâm gì cả - ăn trong thinh lặng. Khi đó chuyện ăn uống mới đích thực là ăn uống, hương vị mới rõ ra hương vị và sự tận hưởng mới là toàn diện!
Bây giờ tôi có thể khẳng định rằng: “Trong xã hội loài người, có sự sống và cái chết, nhưng con người vẫn có thể đầy ắp niềm vui được khi họ trở về với bản chất tự nhiên của chính mình!”
Còn cân trong dạ hỡi ôi
Còn tham trong bụng nuốt trời sao đang!
Dẹp đi địa ngục thiên đàng
Dọn đi quỷ dữ cùng hàng thánh tăng
Dưới đêm thư thả ta nằm
Bừng ra quầng sáng rọi vào vầng trăng.
Vậy đấy các bạn ạ, cuốn sách này đã chỉ ra rất rõ con đường cách mạng không chỉ trong nông nghiệp mà còn chính trong tâm thức của con người, bằng việc buông bỏ và đi về sự hòa hợp với tự nhiên, liên kết với vạn vật và tận hưởng giây phút hiện tại hạnh phúc. Khi một kẻ đã thức tỉnh thì điều ấy giống như tiếng chuông ngân vang giữa không gian vậy, âm thanh thức tỉnh sẽ lan ra mọi chiều hướng khác. Sự khai sáng của hắn sẽ phát triển theo cấp số mũ! Nó là một cuộc chuyển mình vĩ đại, một sự mở tung hoàng loạt những cánh cửa và là một cuộc cách mạng chói sáng!
Cuộc cách mạng một-cọng-rơm không chỉ đơn thuần nói về nông nghiệp và sự giác ngộ tâm linh, nó còn truyền tải rất nhiều những vấn đề quan trọng khác trong xã hội ngày nay, gợi cho bạn đọc không ít những suy tưởng và khao khát tìm hiểu, khám phá, như là: Ô nhiễm môi trường, sự quay vòng sản phẩm trong sản xuất, phát triển kinh tế bền vững, sự kiểm soát của chính phủ, tâm lý đám đông, nông nghiệp hữu cơ, cộng đồng tự cung tự cấp, văn hóa ẩm thực, v.v…
Phải nói rằng cuốn sách này quá đỗi phong phú và sâu sắc về nội dung khiến người đọc muốn hiểu cặn kẽ được một trang thôi thì cũng phải bỏ công ra tìm hiểu rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có một sự liên kết chắc chắn giữa chúng. Việc này cũng giống như một người muốn tận hưởng được trọn vẹn một miếng cơm gạo lứt thì hắn phải kiên nhẫn nhai đi nhai lại tầm từ 70 đến 100 lần vậy!
Tuy nhiên, chính sự quá đỗi phong phú và đầy đủ của tác phẩm lại khiến tôi cảm thấy bất mãn vô cùng nếu như không nói là phát điên lên vì không còn chút đất diễn nào. Tiên sinh Fukuoka đã nói hết tất cả những gì tôi đã liên tưởng được trước đó mất rồi. Ví dụ như khi đọc đến trang 56 tôi đánh một mũi tên ra cuốn sổ tay, ghi chú về Bát Nhã Tâm Kinh thì “Bát Nhã Tâm Kinh” xuất hiện ở trang 216, đến trang 131 với sự suy tưởng về phương pháp Thực dưỡng thì “Thực dưỡng” ngóc đầu lên ở trang 168, và rồi tôi viết ra 4 chế độ ăn thường gặp của con người khi đọc đến trang 171 thì chính xác 4 chế độ ăn đó ngồi chễm chệ ở trang 190. Quả thực, lúc ấy tôi cảm thấy cực kỳ khó chịu, vứt cuốn sách lại không đọc tiếp nữa khi chỉ còn hơn hai chục trang và hục hặc lẩm bẩm trong đầu rằng: “Lão khọm già này nói hết cả phần của mình rồi còn đâu!”
Nhưng thật là hay các bạn ạ, nếu đây là cuốn sách chỉ đơn thuần về nông nghiệp thì hẳn nhiên tôi sẽ không bao giờ đọc nốt những trang còn lại vì sự bức bối sẽ chẳng làm sao mà giải tỏa cho thỏa đáng (tôi vốn rất dị ứng với những tác giả chiếm hết cả đất của bạn đọc). Tuy nhiên, cuốn sách này bản chất lại truyền tải nội dung về cuộc cách mạng trong tâm thức, nó là một lời nhắc rất khéo cho tôi về những tượng đài quan niệm và tư tưởng bên trong sẽ gây nên cảm xúc tiêu cực, bực bội khi chúng bị động chạm vào, và là một cái huých tay nhẹ nhàng để giúp tôi nhớ về tâm không-gì-cả. Vậy là chỉ mất khoảng 15 phút cho cả những phẫn nộ và cuộc “cách mạng” nội tâm của mình, tôi đã vui vẻ quay trở lại hoàn thành việc đọc. Hiển nhiên ngay trước đó tôi đã có được một tràng cười “Hế hế hế” đầy sung sướng!
Cuộc cách mạng một-cọng-rơm mang một chất giọng rất đặc biệt, là sự pha trộn giữa phong thái của một ông nông dân, một nhà khoa học, một triết gia và một thầy tu! Bạn đọc có thể chia nhỏ cuốn sách ra nhiều phần và cảm nhận từng giọng điệu ở đó để có thể thấy rõ được sự phong phú, tinh anh và trong sáng về tâm hồn của tác giả, rồi cuối cùng đặt một cái nhìn bao quát lên toàn bộ tác phẩm sẽ thấy một sự hài hòa đầy duyên dáng.
Nội dung được kết cấu theo tiến trình phát triển của cuộc cách mạng một-cọng-rơm, đi từ sự tự giác ngộ tâm linh cho đến những khó khăn vấp phải vào những ngày đầu quay trở lại với tự nhiên và cuối cùng là sự thành công trong nông nghiệp “vô vi” cùng với sự đúc kết những tư tưởng thức tỉnh của tác giả. Vậy nên khi đọc cuốn sách này, cảm xúc của tôi đi theo dạng đồ thị hàm bậc hai với hệ số a dương. Bởi vì đoạn khó nuốt nhất là đoạn chính giữa – quá trình diễn ra cuộc cách mạng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nó giống như một cuộc lội ngược dòng khi mà tất cả đám đông đều chạy theo những phương pháp được cho là đổi mới, tân tiến, hiện đại trong khi tiên sinh Fukuoka tuyệt nhiên đi theo con đường về với sự đơn giản nhất.
Cuộc cách mạng tâm thức của con người cũng vậy, phần khó khăn nhất là đối diện với chính mình và đi ngược với những thói quen, lần lại mọi xiềng xích trong tư tưởng, và việc này cần phải sử dụng đến một sức mạnh và sự kiên nhẫn nhất định mới có thể làm được. Vì thế mà khi đọc tới đoạn khó nuốt nhất ấy thì cảm giác rằng tôi cũng phải nỗ lực như chính tác giả vậy! Để rồi đến những chương cuối của cuốn sách, tôi mới có được cảm giác nhẹ nhõm, thư thái, giống như một kẻ đã trải qua những cuộc biến đổi để rồi khi mọi thứ thành tựu, hắn ta bình an ngồi bên bếp lửa và nhìn lại toàn bộ cuộc đời mình với một con mắt tinh tường!
Cuộc cách mạng một-cọng-rơm có đan xen những hình ảnh rất trực quan và hữu ích cho sự theo dõi của mọi người. Tuy nhiên, những kiến thức nông nghiệp trong này nếu cứ đọc dàn trải mà không cô đọng hay tóm tắt lại thì sẽ rất khó nắm bắt, thậm chí là có cảm giác bội thực. Cá nhân tôi đã thấy không tài nào nuốt trôi được cuốn sách cho tới khi buộc phải vẽ ra một sơ đồ với những từ khóa cơ bản để nhìn rõ được mối tương quan giữa các nội dung về kiến thức nông nghiệp ấy.
Một lần nữa, tôi phải khẳng định rằng, Cuộc cách mạng một-cọng-rơm không phải là thứ dành cho những người không kiên nhẫn! Sự không dễ dàng này thể hiện chức năng như một bộ lọc người đọc, có lẽ những điều giá trị là để dành cho kẻ dám bỏ công sức ra để nắm lấy, còn những ai quen thói mì ăn liền thì sẽ chỉ có thể hạnh phúc bên tô mì mà thôi! Nói đến đây, tôi cứ hình dung ra cảnh tiên sinh Fukuoka khoát tay và bảo rằng: “Hãy về với những sợi Omachi của bạn đi, vì đây là một bát cơm gạo lứt!”
Tuy nhiên, một điều khiến tôi cảm thấy e ngại đó là: Cuốn sách có thể đến được tay bạn đọc, nhưng khả năng nó sẽ không ở lại được lâu dài với số đông. Vì với những người thiếu kiến thức (về nông nghiệp hay tâm linh, hay cả hai) thì họ không thể nuốt trôi, rồi thành ra vứt xó cuốn sách khi còn đọc dang dở; với người cổ hủ, cố chấp thì dễ sinh mâu thuẫn và chán ghét; với người tự nhận mình là biết tuốt thì thấy cuốn sách cũng chẳng khác gì những thể loại triết lý vẫn còn đang xếp đầy trên giá. Tóm lại, một sản phẩm đậm chất buông bỏ như thế này sẽ không dành cho những người còn đầy dính mắc trong tâm trí – mà số này lại chiếm phần lớn! Thật mỉa mai khi nhận ra chính họ lại là người cần nó hơn cả!
Bây giờ là đoạn khó nhất - chấm điểm! Đặt địa vị là một kẻ đi tìm con đường khai sáng thì có lẽ tôi đã có được thứ mình cần trong cuốn sách này, đặt địa vị là một kẻ chỉ có những khái niệm cơ bản về nông nghiệp (như là nhổ cỏ, gieo hạt, bón phân, tưới nước,…) đang tìm kiếm một góc nhìn đột phá thì tôi cũng thấy phần nào đáp án và đặt địa vị là một người viết review sách tôi cũng được thỏa mãn bởi mức độ thử thách đầy hấp dẫn và những bài học đính kèm mà tác phẩm mang lại. Tôi sẽ chấm điểm 8.8/10 cho cuốn sách! Tuy nhiên nếu để giỡn chơi một chút với tiên sinh Fukuoka nếu ổng có đọc được bài viết này thì tôi sẽ cho Cuộc cách mạng một-cọng-rơm điểm 0/0!
Cuối cùng, tôi nhận thấy rằng cuốn sách không chỉ đơn thuần là cách mạng một-cọng-rơm, nó còn là cuộc cách mạng không-gì-cả. Vì từ một-cọng-rơm, tiên sinh Fukuoka đã nhìn ra toàn bộ nền nông nghiệp và từ không-gì-cả, ông đã chạm tới Tất Cả!
Có một câu chuyện kể rằng: Một ngày nọ, có một người hỏi một vị lão tiên sinh, mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?
Vị lão tiên sinh kia suy nghĩ nửa ngày, mới trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn”.“tại sao?”
“Bởi vì mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm, đó là thời điểm chúng ta cần ánh sáng nhất, còn mặt trời lại chiếu sáng vào ban ngày mà ban ngày chúng ta đã có đủ ánh sáng rồi.”
Bạn có lẽ sẽ cười vị lão tiên sinh này là hồ đồ, nhưng mà bạn không biết là có rất nhiều người cũng nghĩ như thế sao? Người mà hàng ngày chăm sóc bạn, bạn cũng không cảm nhận được điều gì cả? Nhưng nếu là một người xa lạ ngẫu nhiên giúp đỡ bạn, bạn sẽ cho rằng đó là một người tốt, cha mẹ và người thân của bạn luôn luôn vì bạn mà hy sinh, mà đánh đổi nhưng bạn lại cảm thấy đó là việc đương nhiên, thậm chí có khi còn thấy phiền toái. Một khi người ngoài làm một việc na ná như thế thì bạn lại sẽ hết sức cảm kích. Đây chẳng phải là giống như đã hồ đồ “cảm kích ánh trăng mà phủ nhận mặt trời” hay sao?
Một cô gái đã có một cuộc tranh cãi với mẹ của mình, tức giận đến mức tông cửa chạy ra ngoài và quyết định không bao giờ trở về ngôi nhà chán ghét này nữa. Cô đã đi lang thang cả ngày ở bên ngoài, đến lúc bụng đói cồn cào, nhưng lại không có một đồng tiền nào, mà lại không muốn trở về nhà để ăn cơm. Mãi đến lúc trời tối, cô mới đi vào một quán mì, ngửi thấy mùi mì thơm tỏa ra. Cô thực sự rất muốn được ăn một bát, nhưng trên người không có tiền, chỉ có thể liên tục nuốt nước miếng.
Bỗng nhiên, ông chủ quán mì ân cần hỏi han: “Cháu gái, cháu có muốn ăn mì không?”, cô gái ngượng ngùng trả lời: “à, nhưng mà, cháu không mang tiền”. Ông chủ nghe xong cười to: “haha, không sao cả, hôm nay cứ coi như bác mời cháu đi!”
Cô gái quả thực không thể tin vào lỗ tai mình, cô ngồi xuống, ngay lúc đó, một bát mì được mang ra, cô ăn say sưa, và nói: “Bác chủ quán, bác thật là một người tốt!”
Ông chủ quán nói,: “Ồ, sao cháu lại nói vậy?”, cô gái trả lời: “Chúng ta vốn không quen biết nhau, bác lại đối xử tốt với cháu như vậy, không giống như mẹ của cháu, hoàn toàn không hiểu được những nhu cầu và ý nghĩ của cháu, thật là bực mình!”
Ông chủ quán lại cười: “haha, cháu gái, bác chẳng qua mới chỉ cho cháu một bát mì thôi, mà cháu đã cảm kích bác như thế, thế mà mẹ của cháu đã nấu cơm cho cháu hai mươi mấy năm nay, cháu chẳng phải là càng nên cảm kích mẹ của cháu hay sao?”
Nghe ông chủ quán nói xong, cô gái như tỉnh giấc mơ, lập tức nước mắt trào ra, cô bỏ mặc nửa bát mì còn lại mà vội vàng chạy về nhà.
Mới đến ngõ trước cổng nhà, cô đã nhìn thấy bóng mẹ xa xa, đang lo lắng nhìn quanh bốn phía cổng ra vào, trái tim cô như thắt lại, cô cảm thấy muốn nói một ngàn lần một vạn lần lời xin lỗi với mẹ của mình. Nhưng cô còn chưa kịp mở miệng thì mẹ của cô đã nghênh đón và nói:“trời ơi, con cả ngày đã đi đâu thế này? Mau mau, đi vào nhà rửa chân tay, ăn cơm tối đi.”
Tối hôm đó, cô gái mới cảm nhận được sâu sắc tình yêu của mẹ đối với mình.
Khi đã quen với sự hiện diện của mặt trời, mọi người đã quên mất là nó đem lại cho mọi người ánh sáng, khi đã quen với sự chăm sóc của người thân, mọi người thường quên mất họ đã cho mình sự ấm cúng, một người quen được chăm sóc từng li từng tí thì ngược lại sẽ không thấy biết ơn, vì họ cho rằng, ban ngày đã đủ ánh sáng rồi, cho nên mặt trời là dư thừa, không cần thiết.
Hy vọng trong chúng ta mỗi người đều biết mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn.
Trong cuộc sống thực tại, chúng ta thường hay không để mắt đến những điều mình đã có, cho rằng chúng là lẽ đương nhiên, không có gì quan trọng với mình, mà lại đi phàn nàn số phận bất công, như thể là thế giới này thiếu nợ chúng ta rất nhiều thứ vậy.
Kỳ thực, biết ơn cũng là một loại thái độ tích cực của cuộc sống, đúng như một số người đã nói: “Hãy cảm ơn người đã làm bạn tổn thương bởi vì họ là người đã tôi luyện ý chí của bạn, hãy cảm ơn người đã lừa dối bạn bởi vì họ đã làm phong phú thêm kinh nghiệm của bạn, hãy cảm ơn người đã coi thường bạn bởi vì họ đã làm thức tỉnh lòng tự tôn của bạn…”. Cần phải mang một tấm lòng biết ơn, biết ơn số phận, biết ơn hết thảy những người đã giúp bạn trưởng thành, biết ơn hết thảy những gì ở xung quanh mình.
Để có một tấm lòng biết ơn, yêu cầu chúng ta cần phải để tâm quan sát, dụng tâm cảm ngộ, càng cần chúng ta phải biết yêu thương. Cỏ cây sinh trưởng phát triển mạnh mẽ là để báo đáp ân huệ của mặt trời mùa xuân, chim chóc liều mình kiếm ăn là để báo đáp ân huệ được nuôi nấng, cây mạ phát triển khỏe mạnh là để báo đáp ân huệ của dòng nước mát, con cái cố gắng học tập là để báo đáp công ơn sinh thành và dạy dỗ của cha mẹ.
Hãy học cách biết ơn đi! Khi bạn cảm ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ ban thưởng cho bạn ánh nắng mặt trời rực rỡ. Bạn oán trách trời đất, khả năng cuối cùng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi! Không phải vậy sao? Mây cuốn mây bay, hoa nở hoa tàn đều đáng để chúng ta quý trọng, cảm ơn mặt trăng, càng cần phải cảm ơn mặt trời!
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ý định để cho gia chủ trông thấy, nhưng thật không ngờ vị cao tăng lại dùng đũa của mình đẩy miếng thịt che khuất đi.
Một lát sau, người đệ tử kia lại bới miếng thịt heo lên, thế là cao tăng lại phải thêm lần nữa che miếng thịt heo đi, đồng thời còn nói khẽ vào tai đệ tử: “Con mà còn lật nó lên ta sẽ ăn luôn”. Người đệ tử nghe thầy nói thế thì không dám bới miếng thịt heo lên nữa.
Tiệc xong, thầy trò cao tăng từ biệt gia chủ ra về. Trên đường về, đệ tử băn khoăn hỏi thầy: “Thưa thầy, vừa rồi rõ ràng đầu bếp biết chúng ta không ăn mặn, lại vô ý để lẫn miếng thịt heo vào trong đồ ăn chay của chúng ta? Đệ tử chẳng qua muốn gia chủ biết mà trừng phạt ông ta.”
Cao tăng từ tốn nói: “Trên đời ai cũng phạm sai lầm, dù vô tâm hay hữu ý. Nếu để người chủ thấy miếng thịt heo trong món ăn chay, ông ấy sẽ nổi giận mà trừng phạt người đầu bếp, thậm chí còn cho người đó nghỉ việc, đây không phải điều chúng ta muốn thấy. Đoạt lý đương nhiên là quan trọng, nhưng tuyệt đối tránh ‘chỉ biết lý mà bỏ quên người’, phải nhận ra chỗ nào nên bỏ qua thì cho qua.”
“Hoàn cảnh sống và quan niệm sống của mỗi người thường không giống nhau, vì thế sự khác biệt trong cuộc sống là khó tránh khỏi. Đa số người rơi vào vòng xoáy của tranh đấu thường hay “đoạt lý mà quên người”, như thế nếu có thắng cũng không khiến người ta phục, trong vòng xoáy của tranh đấu hơn thua rất nhiều khi đối phương sẽ tìm cách đánh lén sau lưng.
Con hãy xem chỗ nào bỏ qua được thì bỏ qua, không nên chỉ biết ép người một cách quái gở, phải biết cho người ta một lối thoát, vấn đề ở đây không chỉ là cho người ta con đường sống, quan trọng hơn là cho chính mình một đường lùi, đây cũng là con đường sáng để xã hội hài hòa.”
Những con người Tây Phương này, họ tụ lại đây để tìm về hơi thở của chính mình. Hơi thở họ bị ngắt quãng. Đứt đoạn. Họ đến đây để nối hơi thở liền lạc thành một hơi thở sâu lan tỏa khắp thân tâm.
Ngày nào cũng lắng nghe, ghi chép, quay (với sự đồng ý của họ), kín đáo ghi để tôn trọng không khí tự nhiên của các hoạt động, các cuộc trò chuyện. Tôi muốn đóng vai người ngoài cuộc để không bị những cảm xúc, chia sẻ kia tác động, bởi tôi vốn rất nhạy cảm với đau khổ của người khác. Nhưng tôi sụp mấy ngày nay, thân tâm như liệt.
Quá tải với tôi. Tiếng khóc nấc của ai đó chợt bung lên, giữa buổi thiền trong thiền đường, khi ai nấy nhắm mắt, im lặng hít thở. Tiếng nấc ấy sẽ đứng lên, khẽ nhón chân để không ảnh hưởng đến người khác, khẽ mở cửa bước ra ngoài. Đó có thể là tiếng nấc đau khổ, cũng rất có thể là tiếng nấc hạnh phúc.
Những gương mặt nam nữ, lần lượt chảy nước mắt hay òa khóc trong những buổi chia sẻ. Khóc vì hạnh phúc. Khóc vì buồn đau. Họ – những người tự nhận mình là có công việc tốt, thành công, mạnh mẽ, lạc quan, hữu ích với mọi người trong cuộc sống thường ngày, quay về thành những đứa trẻ mẫu giáo, quây quần ở đây, để kể cho những người mà họ chưa từng quen, thậm chí không nhớ hết tên nhau, những nỗi đau của mình – những nỗi đau mà họ bất lực khi sẻ chia với những thân, bạn bè đồng nghiệp trong cuộc sống hàng ngày. Những nỗi đau mà họ bất lực chia sẻ với chính bản thân họ. Họ luôn phải giả vờ hạnh phúc hoặc cố gắng hạnh phúc, giả vờ mạnh mẽ hoặc cố gắng mạnh mẽ để sống có ích với xã hội ngoài kia. Bên ngoài thân thể cường tráng là những hơi thở đứt.
Bà A từ Thuỵ Điển khóc nức khi cất lên lời đầu tiên: “Tôi mới đến đây vài ngày… nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc thế này, khi tôi được bao quanh bởi năng lượng nhân ái tử tế, bởi tất cả các bạn. Tôi không quen biết các bạn, nhưng tôi cảm nhận được rõ ràng năng lượng tử tế từ ánh mắt thần thái của các bạn. Tôi quá hạnh phúc. Tôi khóc vì tôi quá hạnh phúc. Tôi xin lỗi vì tôi khóc, nhưng tôi quá hạnh phúc. Thế giới ngoài kia của tôi chưa bao giờ đem lại cho tôi hạnh phúc trọn vẹn thế này… “
Cô B đến từ Mỹ, sụt sùi: “Tôi hay làm ơn rồi mắc oán. Những người bạn thân thiết của tôi, khi họ gặp nạn, họ tìm đến tôi, tôi giúp họ hết lòng. Khi họ giải quyết xong việc của họ, họ trở nên rất tệ với tôi. Tôi có thể cảm thấy họ quay ra ghét tôi. Một ngày tôi không chịu đựng nổi nữa, tôi hỏi thẳng một người bạn: "Tại sao, tại sao lại vậy?" Người ấy trả lời: "Là vì chị quá mạnh mẽ. Mạnh mẽ một cách đáng sợ." Tôi cho rằng vì họ yếu đuối nên đã để lộ hết chuyện riêng của họ với tôi, nên giờ họ ghét tôi vì họ đã để lộ họ mềm yếu hơn tôi, vì tôi là người duy nhất biết điểm yếu của họ. Vì họ biết tôi là người duy nhất có thể giúp họ, họ đến với tôi, xong họ ghét tôi. Bạn tôi bảo tại sao tôi có thể làm điều mà họ không thể làm? Sao tôi lúc nào cũng giải quyết êm xuôi mọi việc lớn bé mà vẫn cười bình thường? Họ bảo cuộc đời tôi êm xuôi một cách đáng sợ quá. Và họ ghét tôi vì điều đó. Trời ơi sao những con người đó không hiểu được là tôi có đầy nỗi đau khó khăn riêng của tôi, còn khó hơn họ nữa. Nhưng tôi tự học cách chuyển hóa buông bỏ, không phiền đến ai, tôi cố gắng mạnh mẽ vượt qua, và để giúp người thân quanh mình vượt qua khó khăn riêng của họ, vì tôi yêu họ hơn bản thân tôi. Tôi cười đâu có nghĩa tôi có được những điều kiện mà họ có. Họ sung sướng hơn tôi nhiều lắm. Vậy mà cái tôi nhận được lại là sự ganh ghét, đố kỵ, không phải là yêu thương. Tôi cô độc quá. Tôi đau khổ quá. Tôi hoang mang quá. Tôi từng nghĩ, mạnh mẽ quá, sống vì người khác quá là sai lầm của tôi. Nhưng đến đây, tôi học được rằng tôi thiếu sáng suốt với chính mình…”
C từ Canada rơm rớm: “Tôi cố gắng nhiều năm, nhưng mối quan hệ của vợ chồng tôi rất tệ. Chúng tôi không thể đối thoại. Chúng tôi yêu nhau, nhưng không hiểu nhau. Chúng tôi trở nên ghét nhau. Khi đến đây từ năm ngoái, và trở về, tình hình cải thiện hơn, nên tôi trở lại đây, lần này tôi đi cùng vợ. Đây là một nơi tuyệt vời. Tôi biết ơn nơi này. Tôi rất may mắn biết đến một chỗ tuyệt vời thế này…. “
D từ Nga sống tại Pháp, vừa quệt nước mắt vừa nói: “Tôi dường như đang có tất cả, thế mà tôi luôn cảm thấy mình bất hạnh vô cùng. Chồng tôi thành công, lịch lãm, yêu tôi vô cùng. Nhưng tôi cảm thấy ghê sợ chính tôi, hàng ngày tôi tự hỏi tôi đến với anh ấy vì điều gì, vì tiền của anh ấy và cuộc sống an nhàn? Tôi thấy tôi quá tệ. Hình như tôi không yêu anh ấy ngay từ đầu. Tôi lấy anh ấy vì tôi tính toán. Tôi ghét chính mình. Tôi đau khổ vì mất mục đích sống. Tôi không biết tôi sống để làm gì. Để lợi dụng chồng tôi? Tôi không dám sinh con vì tôi rất sợ con tôi sẽ nhìn tôi như một người mẹ thực dụng. Tôi không dám sinh con vì tôi sợ con sẽ ràng buộc tôi sống với người chồng tốt mà tôi không yêu này. Một ngày kia tôi không chịu đựng nổi nữa, tôi đã bỏ chạy qua Ấn độ, sống một năm để rồi tôi tình cờ tìm thấy tờ quảng cáo Plum Village, hóa ra cách nhà tôi có hai tiếng lái xe. Tôi đã đi rất xa để nhận ra cái quý giá rất gần bên mình mà mình không biết. Đây là một nơi tuyệt vời. Tôi vẫn vô cùng hoang mang, nhưng tôi cảm thấy nơi đây sẽ giúp tôi tìm thấy bản thân tôi. Tôi mời chồng tôi đến đây sau chuyến công tác của anh… “
E sống ở Ireland không cầm được nước mắt: “Hôm trước các bạn hỏi tôi nếu phải nói một từ về tổ tiên người thân, thì tôi nói câu gì, trong đầu tôi bật ngay lên ‘truthful’ (chân thật) và tôi nói ‘truthful’. Tôi nói mà không suy nghĩ. Không, tôi đang nói dối với chính mình, tôi dối các bạn. Họ, bố mẹ tôi, cả ông bà tôi, họ luôn hoàn hảo một cách đáng sợ, họ truthful một cách ngộp thở. Họ có thật sự truthful không? Không. Tôi có thể cảm nhận sự giả dối trong cái truthful đó. Vì sao họ phải sống như thế? Cả tuổi thơ tôi là một bi kịch của cái gọi là truthful. Tôi ghét họ. Và tôi cũng yêu họ. Họ tỏ ra hoàn hảo không tì vết. Nhưng họ không thể đối thoại với nhau, bố mẹ và năm anh chị em chúng tôi không có hòa khí. Không khí gia đình lúc nào cũng ngộp thở, khiến tôi đau khổ và hoang mang về thế nào là sống cho đúng, thế nào là hạnh phúc. Có một lần tôi quyết định đem niềm vui về cho cả nhà bằng cách đi hái hoa thuỷ tiên. Tôi hái tất cả hoa thủy tiên của hàng xóm, gom thật nhiều thật nhiều thành một bó to. Vâng, tôi đi ăn cắp hoa của hàng xóm, ăn cắp hạnh phúc của hàng xóm đem về cho gia đình mình. Tôi chỉ muốn nhìn thấy những người thân của tôi cười khi nhìn thấy bất ngờ tôi đem lại cho họ. Tôi nhớ rằng tôi để lọ hoa thuỷ tiên to trong bếp. Nhưng không ai bất ngờ cả. Họ thấy là bình thường. Họ không reo lên, không vui. Họ bình thản. Thế là tôi khóc. Sao những con người này họ lại lạnh lùng vậy. Họ không có tình cảm với nhau. Không ai muốn cười. Tôi không có hạnh phúc cả tuổi thơ. Tôi cực kỳ hoang mang về cuộc sống gia đình của tôi sau này khi tôi đi lấy chồng. Tôi không bao giờ muốn con tôi phải sống đau khổ như tôi. Tôi đau khổ vì cái truthful kiểu ấy.”
Anh F từ Đức trầm ngâm: “Tôi trải qua sự sợ hãi hoảng loạn mấy năm nay rồi, sau cú sốc tình cảm và công việc đến cùng lúc. Tôi không ngủ được. Tôi luôn không cảm thấy an toàn. Thế giới này không đem lại cho tôi sự an toàn. Một tuần ở đây tôi cảm thấy điều đó đã trở lại với tôi: cảm giác an toàn. Tôi thực sự quá may mắn. Tôi ngủ ngon hơn. Tôi tìm lại được mình. Nhất định tôi phải trở lại đây….”
Chị G từ Ý cười: “Tôi là một nhà trị liệu tâm lý. Tôi theo đạo Cơ đốc. Từ khi tôi biết Làng Mai cách đây 5 năm, năm nào tôi cũng trở lại đây. Đây là nhà tôi muốn về. Chốn an trú của tôi. Tôi trị liệu tâm lý cho mọi người nhưng bản thân tôi cũng đầy khó khăn riêng của mình. Tôi đã chất đầy hận thù trong lòng vì đau khổ, dù tôi đi trị liệu cho người khác. Đây là nơi tôi có thể tái tạo năng lượng, tìm thấy chính tôi.”
Còn biết bao câu chuyện khác…
Họ là những người mà nếu ta gặp trong đời sống hàng ngày, sẽ chỉ thấy họ cười, thành công, mạnh mẽ, nhiệt huyết. Họ sẽ không cần lời khuyên của ai, họ đủ sâu sắc hiểu biết để biết phải làm gì, giúp ích cho người thân, xã hội.
Họ chọn đến đây để trở lại với đứa trẻ năm tuổi thực sự bên trong họ, chân thành, trong sáng, dễ bị tổn thương. Những người lớn này ngày đầu mới đến còn e dè, chỉ hai ngày sau đã khóc vô tư trước mặt những người xa lạ mà họ cảm nhận được ngay là có cùng tần số – những người họ không biết tên, không cùng đất nước, văn hoá, nhưng nói một câu đã hiểu nhau, một cái ôm đầu tiên thấy sâu như đã quen biết hàng mấy chục năm rồi. Họ đến đây không phải để xin lời khuyên rao giảng. Họ đến để học cách tìm về hơi thở sâu trong họ, của chính họ, và ngắm những người có cùng ý nguyện thở hơi thở sâu.
Trước khi đến đây, tôi đã hồ đồ cho rằng pháp môn của Thầy Thích Nhất Hạnh là hơi "cliché" [2] với tôi. Tuy rằng tôi có ý định nghiên cứu pháp môn này cho đến nơi đến chốn để phát triển dự án ‘Prvdens Vivo Prvdens Morior’, tôi đã có tri kiến sai lầm về việc thở ra hít vào của Thầy. Nghe đơn giản quá. Cứ thở ra thở vào là hạnh phúc sao? Thở ra hít vào sâu ai mà chẳng làm được. Ai có tri thức chẳng biết trong hạnh phúc có khổ đau và trong đau khổ có hạnh phúc. Tương tức. Ai chẳng biết điều quan trọng nhất trong cuộc đời là tình yêu thương, là tấm lòng. Ai chẳng biết nói yêu thương thì dễ, để thực sự yêu thương ai là trọn một đời, cứ nhìn những người mẹ là hiểu rồi.
Tôi lầm. Chỉ đến khi thực sự sống và làm việc theo thời khoá từ 5h sáng hàng ngày và nghiên cứu quá trình chuyển hoá của những tăng thân đến đây, tôi biết là tôi ngạo mạn, hồ đồ. Đó cũng là điều tôi chia sẻ với các tăng thân ở đây, rằng tôi đã tự áp đặt tư tưởng cho mình khi mà mình chưa từng có duyên thấy tận mắt nghe tận tai.
Cái gì càng đơn giản càng khó. Thở ra hít vào hàng ngày, nhưng thở ra hít vào với từng phút giây hiện tại, với trái tim trống rỗng và tình yêu thương tràn đầy, không dễ chút nào. Trong cuộc sống của riêng mình, tôi luôn theo quan điểm: Có thể tự hào đọc rất nhiều sách hay, nhưng hiểu cho tường tận sâu rộng chỉ một dòng trong quyển sách đó mà thôi – cái hiểu bằng chính kinh nghiệm sống, máu thịt của mình chứ không phải qua lời lẽ triết lý của người khác, mới là đọc. Đọc cả quyển sách tôi hiểu có đúng một dòng thôi là tôi mừng với chính tôi rồi. Vì quan tâm đến mindfulness (chánh niệm), làm tác phẩm về mindfulness, tôi tìm đọc mindfulness của Sư Ông Làng Mai, thì tôi muốn hiểu cho tường tận nó là gì theo triết lý thực hành của Sư Ông. Vì sao nhiều người đến với mindfulness của Sư Ông? Những con người đến từ khắp thế giới này họ nghĩ gì về mindfulness? Ghi nhận những tâm sự của các tăng thân là một trong những vật liệu thô của dự án.
Để viết nên một chữ hay vẽ được một nét về cuộc sống, dù chữ ấy nét vẽ ấy tinh luyện hoặc còn vụng về, ta phải thực sự sống cùng với điều ấy, bằng cả thân tâm. Tôi đã tham dự lớp Toán cao cấp khá đầy đủ trừ khi quá bệnh, để bóc cái xác chữ và xác số của Toán và tiếng, âm thanh của ‘những người nói Toán’ ra khỏi ngữ cảnh vốn có của nó, đem qua ngữ cảnh của nghệ thuật ý niệm thị giác, đa phương tiện, từ đó dựng nên cái hình thù trừu tượng của sự thất lạc căn tính, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, nơi mọi người lạc chính mình và lạc mất nhau. Tôi đã cùng thầy và bạn, trèo bao núi lội bao suối, lên bản xa, có lúc đặt lưng trên đất rừng lạnh suốt đêm, chia nhau ngọn nến xíu xiu, sẻ cho nhau từng gáo nước ấm. Đã ngủ trên những chiếc giường đầy rệp mốc của người lao động, nông dân, công nhân, lăn lê bên những đống phân bò. Đã ghẻ lở đầy người vì muỗi độc đốt… để đem vào hội họa những trải nghiệm phát hiện của mình về chân dung và cảnh sống của những con người khác nhau.
Nhưng, chưa bao giờ tôi tiếp xúc dài ngày với sự tương phản choang choang giữa những đau khổ tột cùng và những hạnh phúc tột cùng – vốn ẩn sâu bên trong nội tạng, nay chợt hiển lộ đồng loạt tại cùng một nơi như hoa nở cùng lúc bão gầm.
Tôi hạnh phúc khi họ khóc vì hạnh phúc. Chạnh lòng khi nhìn họ nức nở đau lòng. Họ bảo họ thấy hình ảnh của họ khi nghe câu chuyện của những người khác ở đây. Họ bảo họ có thể thấy ánh sáng trong lòng bàn tay họ từ một đốm nhỏ mỗi ngày mỗi lớn lên, lan rộng ra. Họ bảo họ hoàn toàn hết nhức đầu, thân thể nhẹ đi. Họ bảo họ có thể chạm đến những mưng tấy ẩn sâu bên trong, những mưng tấy mà do áp lực chạy đua với cuộc sống, họ luôn đủ thông minh để vơ một cái áo che tạm lại, mà chưa từng cho mình cơ hội dừng lại, chăm sóc nó, thân tâm nhập một trong sự trống rỗng chánh niệm. Họ quá bận rộn để lắng nhìn sâu đau khổ của chính mình, vuốt ve và chuyển hóa nó, cho đến khi họ bục vỡ, giận dữ, mất sáng suốt điềm tĩnh. Họ dùng mọi cách mọi hình ảnh để diễn tả hạnh phúc mà họ đang chạm được khi đến với mindfulness.
Cuộc đời là bể khổ. Nơi này là nơi những con người tốt hoặc hướng đến điều tốt tụ họp để học phương pháp, triết lý chuyển hóa rác trong thân tâm mình thành phân bón cho cây. Để khi trở ra ngoài xã hội, họ lại tiếp tục cống hiến. Họ khóc rồi họ thanh thản ăn, đi bộ, rửa rau cuốc đất, đọc sách, cùng nhiều việc khác. Họ cùng nhau khe khẽ hát, hân hoan như trẻ thơ.
Quá tải với tôi. Quá nhiều xúc cảm đối lập. Rất mệt. Khi mà tôi ngoài việc đóng vai người quan sát quay ghi chép, vừa đảm bảo thời khóa để sống cùng với họ, đồng thời chạm đến sự tốt nhất lẫn sự xấu xí nhất, sự già cỗi và sự non nớt nhất của chính mình. Cứ như cùng một lúc nội soi rất nhiều người và nội soi mình. Liên miên trường phẫu thuật.
Các sư cô bảo tôi thôi chị nghỉ vài hôm đi, đừng tham gia các cuộc chia sẻ của họ nữa, vì khi chị phải tiếp xúc với quá nhiều năng lượng tiêu cực, những tiếng khóc của họ, lại làm việc nhiều quá, chị sẽ không chế ngự nổi đâu, những năng lượng đó tác động đến chị, chị trông xanh xao, thẫn thờ lắm, tâm có vẻ bất định lắm rồi đó. Chị nên chỉ tham gia những lúc họ làm việc vui hoặc thiền định thôi. Chị phải biết yêu bản thân mình trước, đừng quá tâm sức.
Phải biết yêu thương chăm sóc mình trước nhất, đó là một trong những quy tắc quan trọng của Làng Mai.
Sư ông Làng Mai có nói: “… Khi tôi rót tách trà của tôi trong chánh niệm. Khi tôi nâng tách trà của tôi trong chánh niệm. Khi tôi uống trà của tôi trong chánh niệm. Tôi thấy mây trong trà của tôi. Tôi thấy tôi đang uống mây của tôi. Mây của tôi không sinh không diệt, vì nó đang ở đây. Nó có thể chuyển hóa thành mưa, thành đá, thành băng… nhưng không bao giờ không là gì cả…”
Tôi hiểu lời Sư Ông theo cách của mình thế này: “Khi tôi rót tách cà phê của tôi trong chánh niệm. Khi tôi nâng tách cà phê của tôi trong chánh niệm. Khi tôi uống cà phê của tôi trong chánh niệm. Tôi thấy yêu thương trong từng giọt cà phê của tôi. Tôi thấy tôi đang uống yêu thương của tôi. Yêu thương của tôi không sinh không diệt, vì nó đang ở đây. Yêu thương của tôi có thể chuyển hóa thành mưa, thành đá, thành băng hà… nhưng không bao giờ không là gì cả…”
Prvdens Vivo Prvdens Morior.
LHL
[1] Thành ngữ Latinh: “sống chánh niệm, chết chánh niệm”
[2] cliché: BBT tạm dịch là "hơi sáo, hơi rập khuôn"