Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Trái khổ qua thật tuyệt, không biết rất đáng tiếc!

Ảnh minh họa. (Nguồn: Wiki)
Có một cây khổ qua trong nhà là một báu vật! Với nhà có trẻ hay mắc bệnh vặt hoặc có người mới sinh, nếu bạn không biết những công dụng tuyệt diệu của khổ qua thì quả là vô cùng thiệt thòi!
1. Phòng và trị rôm sảy
Khổ qua có công dụng giải độc làm mát máu, giúp phòng và trị rôm sảy. Khi trẻ bị rôm sảy, có thể lấy trái khổ qua còn tươi giã nát rồi đắp vào chỗ bị bệnh, hoặc cắt khổ qua thành miếng rồi chà vào cũng được. Bạn cũng có thể sắc nước ruột khổ qua rồi dùng khăn mặt thấm để lau chùi nơi bị rôm sảy, mỗi ngày từ 3-6 lần, chỉ trong 1-2 ngày bệnh sẽ giảm. Mùa hè có thể dùng lá khổ qua cắt bỏ phần cuống làm rau ăn, nước luộc khổ qua có thể dùng tắm cho bé để phòng ngừa bệnh rôm sảy.
2. Phòng chống cảm nắng
Mùa hè thời tiết nóng bức, cho trẻ đi chơi rất dễ bị trúng nắng. Khổ qua có chất quinine có công dụng giải nhiệt rất tốt. Cách làm trà khổ qua khá đơn giản: bỏ ruột, nhét chút trà xanh vào trong rồi mang phơi, sau đó cắt mỏng ngâm nước uống. Trẻ không thích ăn khổ qua thì dùng cách trộn với bí ngô làm rau, cho thêm chút đường vào nhất định chúng sẽ thích ăn.
3. Tẩy sẹo
Khổ qua có quinine, giàu protein hoạt tính sinh lý nên giúp vết thương mau lành và tạo da non. Khi cơ thể trẻ có sẹo dạng nhẹ thì giã khổ qua đắp, có thể thêm đường phèn, hoặc lấy bã khổ qua trộn đều với một thìa bột yến mạch bôi vào chỗ sẹo, để khoảng 20 phút rồi rửa, mỗi tuần 2 lần. Trên mặt phụ nữ có chỗ bị rỗ hoa cũng có thể áp dụng cách này, nếu chỗ rỗ có vết thương thì khi dùng phải chú ý vệ sinh.
4. Thượng hỏa nhức răng
Trẻ ăn quá nhiều đồ có dầu mỡ gây thượng hỏa dẫn đến nhức răng, có thể dùng lá khổ qua hoặc trái khổ qua bỏ ruột rửa sạch rồi giã nát cho ra chất dịch keo, dùng bông y tế thấm rồi nhét vào chỗ đau ở răng; hoặc rửa sạch trái khổ qua còn tươi, cắt mỏng, không bỏ ruột, đem sắc lấy một bát nước rồi thêm đường vào uống.
5. Côn trùng cắn
Do khổ qua thúc đẩy sinh da mới, giúp vết thương liền miệng, kháng khuẩn, có công dụng tăng sức hoạt động của tế bào, nên nếu bị côn trùng cắn, đặc biệt là rết, có thể dùng một lượng vừa lá khổ qua rồi đem giã nát đắp vào vết thương.
6. Trị ho và cảm cúm
Khổ qua có lipid protein giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa cảm cúm. Nếu trẻ bị mắc đờm vàng sệt, khó ho ra, hoặc bị ho do cảm phong nhiệt thì có thể làm canh hoặc xào khổ qua ăn. Lưu ý, không áp dụng với chứng ho phong hàn.
7. Giảm cân dưỡng da sau khi sinh
Nhiệt lượng của khổ qua rất thấp, có tác dụng ức chế hấp thu chất béo nên giúp giảm béo. Ngoài ra khổ qua còn giàu vitamin C, làm mát máu mịn da. Nhiều người mẹ sau khi sinh ăn khổ qua để giảm béo, tuy nhiên phải nuôi con bằng sữa đề nghị nên làm canh ăn. Nhưng nếu sau khi sinh chỉ muốn dùng khổ qua cho giảm cân mà lười vận động thì bạn sẽ thất vọng, vì dùng khổ qua chỉ có tác dụng hỗ trợ.
8. Kích thích bài tiết sữa
Khổ qua giàu vitamin B1 giúp tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy bài tiết sữa, có thể giúp trẻ phòng ngừa mắc bệnh thiếu vitamin B1. Vì thế, sau khi sinh có thể dùng lượng vừa phải khổ qua là rất tốt cho cả mẹ và bé.
Những điều nên tránh khi ăn khổ qua
Khổ qua ăn nóng thì có tính ôn, ăn sống thì có tính hàn, vì thế phụ nữ tì hư vị hàn không nên ăn. Thông thường, trẻ em cũng không nên thường xuyên ăn khổ qua, vì dạ dày và ruột của trẻ còn yếu, ăn nhiều khổ qua sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, khổ qua có quinine, kích thích tử cung co lại, có thể gây tác dụng phụ như sinh non, vì thế trong thời gian mang thai không nên ăn nhiều.
Chọn khổ qua chất lượng tốt
Thông thường, khổ qua có đường vân càng nhiều và dày thì càng đắng. Ngoài ra, khổ qua vỏ đã vàng, hạt nổi đỏ thì tốt nhất không nên ăn, vì đó là khổ qua chín hoặc để lâu, không còn chất lượng.
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG