Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Em bé 5 tuổi bị thương

Bài tập thứ năm (các bài thiền tập căn bản)
1. Thở vào, tôi thấy tôi là em bé năm tuổi            / Thấy em bé 
Thở ra, tôi cười với em bé năm tuổi là tôi           / Cười với em bé

2. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là tôi rất mong manh, 
rất dễ bị thương tích    / Em bé rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé trong tôi với nụ cười hiểu biết và xót thương        / Cười hiểu biết và xót thương

3. Thở vào, tôi thấy cha tôi là một em bé năm tuổi        / Cha như em bé năm tuổi
Thở ra, tôi cười với cha tôi  như một em bé năm tuổi     / Cười với cha như em bé năm tuổi

4. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là cha tôi 
rất mong manh rất dễ bị thương tích,  / Em bé là cha rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé là cha tôi 
với nụ cười hiểu biết và xót thương     / Cười với cha với nụ cười hiểu biết và xót thương

5. Thở vào, tôi thấy mẹ tôi là một em bé năm tuổi         / Mẹ như em bé năm tuổi 
Thở ra, tôi cười  với mẹ tôi như một em bé năm tuổi    / Cười với mẹ như em bé năm tuổi


6. Thở vào, tôi thấy em bé năm tuổi là mẹ tôi 
rất mong manh rất dễ bị thương tích    / Em bé là mẹ rất mong manh, rất dễ bị thương tích
Thở ra, tôi cười với em bé là mẹ tôi 
với nụ cười hiểu biết và xót thương       / Cười với mẹ với nụ cười hiểu biết và xót thương

7. Thở vào, tôi thấy những nỗi khổ của cha tôi hồi năm tuổi   / Cha khổ hồi năm tuổi
Thở ra, tôi thấy những  nỗi khổ của mẹ tôi hồi năm tuổi       / Mẹ khổ hồi năm tuổi

8. Thở vào, tôi thấy cha tôi trong tôi           / Cha trong tôi
Thở ra, tôi cười  với cha tôi trong tôi     / Cười với cha trong tôi

9. Thở vào, tôi thấy mẹ tôi trong tôi      / Mẹ trong tôi
Thở ra, tôi cười với mẹ trong tôi          / Cười với mẹ trong tôi

10. Thở vào, tôi hiểu được những nỗi khó khăn của cha tôi trong tôi    / Khó khăn của cha trong tôi
Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả cha tôi và tôi      / Chuyển hóa cả hai cha con

11. Thở vào, tôi hiểu được những nỗi khó khăn của mẹ tôi trong tôi  / Khó khăn của mẹ trong tôi
Thở ra, tôi nguyện chuyển hóa cho cả mẹ tôi và tôi     / Chuyển hóa cả hai mẹ con



Bài tập này đã giúp cho nhiều người trẻ thiết lập lại được liên lạc tốt đẹp giữa bản thân và cha mẹ, đồng thời chuyển hóa được những nội kết được hun đúc từ tấm bé. Có những người không thể nghĩ đến cha hoặc mẹ mà không có niềm oán hận và sầu khổ trong lòng. Hạt giống thương yêu luôn luôn có sẵn trong lòng cha mẹ và trong lòng những người con, nhưng vì không biết tưới tẩm những hạt giống ấy và nhất là vì không biết hóa giải những nội kết đã được gieo trồng và không ngừng phát triển trong tâm cho nên cả hai thế hệ đều thấy khó khăn trong việc chấp nhận lẫn nhau.

Trong bước đầu, hành giả quán tưởng mình là một em bé năm tuổi. Vào tuổi đó, ta rất dễ bị thương tích. Một cái trừng mắt nghiêm khắc, một tiếng nạt, hoặc một tiếng chê cũng có thể gây thương tích và mặc cảm trong ta. Khi cha làm khổ mẹ hoặc mẹ làm khổ cha hoặc khi cha mẹ làm khổ nhau, hạt giống khổ đau được gieo vào và được tưới tẩm trong lòng em bé. Cứ như thế lớn lên, em bé sẽ mang nhiều nội kết khổ đau và sống với sự oán trách cha hoặc mẹ hoặc cả hai. Thấy được mình là một em bé dễ bị thương tích như thế, ta sẽ thấy tội nghiệp cho ta, ta sẽ thấy xót thương dâng lên thấm vào con người của mình. Ta cười với em bé năm tuổi bằng nụ cười của từ bi, của xót thương. 

Sau đó, hành giả quán tưởng cha hoặc mẹ mình là em bé năm tuổi. Thường thì ta chỉ có thể thấy cha ta là một người lớn, nghiêm khắc, khó tính, chỉ biết sử dụng uy quyền để giải quyết mọi việc. Nhưng ta biết rằng trước khi thành người lớn, ông cũng đã từng là một chú bé con năm tuổi, cũng mong manh dễ bị thương tích như ta. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã từng khép nép, nín im thin thít mỗi khi cha cậu nổi trận lôi đình. Ta thấy cậu bé ấy cũng đã là nạn nhân của sự nóng nảy, cau có và gắt gỏng của cha cậu ấy, tức là ông nội của ta. Nếu cần, ta có thể tìm tập ảnh gia đình ngày trước để khám phá lại hình ảnh của cậu bé năm tuổi ngày xưa tức là cha ta, hay cô bé năm tuổi ngày xưa tức là mẹ ta. Trong thiền quán ta hãy làm quen và mỉm cười thân thiện với cậu bé hoặc cô bé ấy, ta thấy được tính cách mong manh và dễ bị thương tích của họ. Và ta cũng sẽ thấy xót thương trào lên. Khi chất liệu xót thương được ứa ra từ trái tim ta, ta biết rằng sự quán chiếu bắt đầu có kết quả. Thấy được và hiểu được thì thế nào ta cũng sẽ thương được. Nội kết của ta sẽ được chuyển hóa dần với sự thực tập này. Với sự hiểu biết, ta bắt đầu chấp nhận. Và ta sẽ có thể dùng hiểu biết và tình thương của ta để trở về giúp cha hoặc mẹ để chuyển hóa. Ta biết ta có thể làm được việc này bởi vì sự hiểu biết và lòng xót thương đã chuyển hóa ta và ta đã trở nên dễ chịu, ngọt ngào, có thêm nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn. 

Kiên nhẫn và bình tĩnh là dấu hiệu của sự có mặt đích thực của tình thương. 

Vấn đề mang tính toàn cầu

Một vấn đề mang tính toàn cầu với những câu trả lời từ địa phương

Những gì chúng ta làm với tư cách cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội đóng vai trò rất quan trọng.

What we do as individuals, families, communities and societies: It Matters A global problem with local answers

Viết bởi Brigid Brett - Thời báo Quận Phía Bắc - ngày 21/9/2006
Sư cô Khiết Nghiêm chuyển ngữ


Watching Thich Nhat Hanh drink a cup of tea is a profound experience. He sits with his eyes closed, his hands circling the cup and sips in such a way that you know that there is nothing more important to him in that moment than the fragrant aroma, the warmth of the cup, the delicious flavor of the liquid.

Nhìn Thiền sư Thích Nhất Hạnh uống một tách trà quả là một kinh nghiệm sâu sắc. Thầy ngồi đó, đôi mắt nhắm lại, ha i bàn tay nâng lấy tách trà và nhấp từng ngụm theo cách mà bạn sẽ thấy được ngay là trong phút giây đó, không có gì quan trọng hơn mùi thơm, hơi ấm tỏa ra từ chiếc tách và vị ngon của nước trà.

When I first discovered the teachings of the 80-year-old Buddhist monk about 10 years ago, I never imagined I'd be watching him drink his tea right here in North County. Last Sunday, I joined about 800 people at Deer Park Monastery high in the hills of Escondido for a Day of Mindfulness with the man who has written many books on mindful living and whom Martin Luther King nominated for the Nobel Peace Prize in 1967.

Lần đầu tiên phát hiện ra những bài pháp thoại của vị Hòa thượng 80 tuổi này cách đây khoảng 10 năm, tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng ngay tại đây, tại Quận Phía Bắc, tôi lại được ngồi ngắm nhìn Thầy đang uống trà. Chủ Nhật tuần trước, tại tu viện Lộc Uyển nằm cao trên những ngọn núi của vùng Escondido, tôi đã cùng khoảng 800 người tham dự một Ngày Chánh niệm cùng với người Thầy, tác giả của biết bao nhiêu cuốn sách về nếp sống chánh niệm và cũng là người đã được luật sư Martin Luther King đề cử cho giải Nobel Hòa Bình năm 1967.

Like many deeply spiritual people, Nhat Hanh believes that words are not enough ---- that one must take positive action when faced with social injustice and environmental crises. On Sunday, with an unusually somber expression on his face and sense of urgency in his gentle Vietnamese accent, he spoke at length about global warming. He spoke about how each one of us needs to wake up and make some drastic lifestyle changes if we want our children to enjoy the earth the way we are able to now. And he told us about some of the new practices and programs that the Deer Park community in Escondido has underway.

Cũng như nhiều người có nếp sống tâm linh sâu sắc, Thầy Nhất Hạnh tin tưởng rằng ngôn từ không thể nào diễn tả đủ, rằng một người phải hành động một cách tích cực khi đối mặt với tình trạng bất công xã hội và khủng hoảng về môi trường. Vào Chủ Nhật đó, với vẻ mặt khác thường và cảm giác cấp bách trong âm điệu Việt Nam nhẹ nhàng, Thầy đã nói khá lâu về tình trạng hiệu ứng nhà kính. Thầy đã nói về phương pháp làm thế nào để mỗi người trong chúng ta cần tỉnh thức và thay đổi nếp sống một cách quyết liệt nếu chúng ta muốn con cháu chúng ta sau này cũng được tận hưởng trái đất theo cách chúng ta đang tận hưởng bây giờ. Thầy cũng kể cho chúng tô i biết một vài điểm mới trong sự thực tập cũng như một vài chương trình mới mà đại chúng tu viện Lộc Uyển tại Escodido đang tiến hành.

1. Tuesday is a No Car Day - nobody drives on Tuesdays.
2. They have a goal to reduce car use by 50 percent. They will shop for the community only once a week.
3. They are moving toward using biodiesel and hybrid cars.
4. They are purchasing solar panels to provide for all energy needs.
5. They are digging wells to access water.

I had the feeling that all 800 of us were experiencing a similar sense of hopelessness and hope as we listened to his words. I imagined we were all asking ourselves the same question: What can I do to make things better and not worse?

  1. Ngày Thứ Ba sẽ là Ngày không sử dụng xe hơi – Không ai sử dụng xe hơi trong ngày Thứ Ba.
  2. Tu viện đặt ra mục tiêu là giảm việc sử dụng xe hơi xuống còn 50%. Chỉ thực hiện việc mua sắm cho nhu cầu của đại chúng một lần trong tuần.
  3. Tu viện đang đi theo hướng sử dụng dầu diesel sạch và xe hơi hybrid (nửa điện nửa xăng) hay xe hơi chạy dầu hữu cơ.
  4. Tu viện sẽ trang bị các tấm thu năng lượng mặt trời để cung cấp cho toàn bộ nhu cầu về năng lượng của tu viện.
  5. Tu viện sẽ đào giếng để lấy nước.

    Tôi có cảm giác rằng tất cả 800 người chúng tôi đang được trải qua kinh nghiệm của cảm giác tuyệt vọng và hy vọng khi nghe những lời của Thầy. Tôi tưởng tượng ra chúng tôi đang tự hỏ i bản thân cùng một câu hỏi: chúng ta có thể làm được gì để cho cuộc sống không tồi tệ đi và trở nên tốt đẹp hơn?

    When I got home from the monastery, I made myself a cup of tea and took it outside to drink. The sun was starting to set and I watched a pair of hawks flying as if they were really enjoying themselves. Some brazen rabbits came to nibble the grass near where I sat. My husband dropped a handful of just-picked figs into my lap . Inside the house I heard my teenage kids laughing and I thought about how it would feel to one day hold a grandchild in my lap and show her the hawks and rabbits and give her a taste of warm, ripe fig.

    Từ tu viện trở về nhà, tôi đã pha cho mình một tách trà và mang ra ngoài trời uống. Mặt trờ i bắt đầu lặn và tôi thấy một cặp diều hâu đang bay như thể chúng đang thực sự tận hưởng chính bản thân. Một vài chú thỏ chạy tới gặm cỏ gần nơi tôi ngồi. Chồng tôi thả vào tay tôi một vốc sung mới hái. Tôi nghe từ trong nhà vọng ra tiếng cười đùa của mấy đứa con đã đến tuổi thành niên của tôi, và tôi nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ ôm đứa cháu nội trong trong vòng tay mình và chỉ cho bé những con chim diều hâu và đàn thỏ và đưa cho bé nếm vị quả sung mới chín và còn ấm.

    So here are some things I am going to do to make North County a little greener. I'm going to have a No Car Day once a week. I'm going to cut down as much as possible on the driving I do. And I'm going to save up to buy a hybrid car. It's the least I can do for my children - and yours.

    Và đây là vài điều mà tôi sẽ làm để góp phần làm cho quận Phía Bắc xanh hơn. Tôi sẽ thực hiện một ngày không sử dụng xe hơi hằng tuần. Tôi sẽ cố gắng để giảm việc đi lại bằng xe hơi càng nhiều càng tốt. Và tôi sẽ tiết kiệm để mua một chiếc xe chạy bằng dầu hữu cơ. Đó là những gì tối thiểu nhất tôi có thể làm cho các con của tôi – và cũng là cho các bạn.

    For more information on Deer Park Monastery and its programs, visit www.deerparkmonastery.org or call (760) 291-1003.

    Để biết thêm thông tin về tu viện Lộc Uyển và các chương trình của tu viện, xin mời các bạn thăm trang nhà tại địa chỉ www.deerparkmonastery.org hoặc điện thoại số (760) 291-1003.

    Làng Mai dưới mắt nhà thơ Ly Hoàng Ly

    PRVDENS VIVO PRVDENS MORIOR[1]
    Những con người Tây Phương này, họ tụ lại đây để tìm về hơi thở của chính mình. Hơi thở họ bị ngắt quãng. Đứt đoạn. Họ đến đây để nối hơi thở liền lạc thành một hơi thở sâu lan tỏa khắp thân tâm.
    Ngày nào cũng lắng nghe, ghi chép, quay (với sự đồng ý của họ), kín đáo ghi để tôn trọng không khí tự nhiên của các hoạt động, các cuộc trò chuyện. Tôi muốn đóng vai người ngoài cuộc để không bị những cảm xúc, chia sẻ kia tác động, bởi tôi vốn rất nhạy cảm với đau khổ của người khác. Nhưng tôi sụp mấy ngày nay, thân tâm như liệt.
    Quá tải với tôi. Tiếng khóc nấc của ai đó chợt bung lên, giữa buổi thiền trong thiền đường, khi ai nấy nhắm mắt, im lặng hít thở. Tiếng nấc ấy sẽ đứng lên, khẽ nhón chân để không ảnh hưởng đến người khác, khẽ mở cửa bước ra ngoài. Đó có thể là tiếng nấc đau khổ, cũng rất có thể là tiếng nấc hạnh phúc.
    Những gương mặt nam nữ, lần lượt chảy nước mắt hay òa khóc trong những buổi chia sẻ. Khóc vì hạnh phúc. Khóc vì buồn đau. Họ – những người tự nhận mình là có công việc tốt, thành công, mạnh mẽ, lạc quan, hữu ích với mọi người trong cuộc sống thường ngày, quay về thành những đứa trẻ mẫu giáo, quây quần ở đây, để kể cho những người mà họ chưa từng quen, thậm chí không nhớ hết tên nhau, những nỗi đau của mình – những nỗi đau mà họ bất lực khi sẻ chia với những thân, bạn bè đồng nghiệp trong cuộc sống hàng ngày. Những nỗi đau mà họ bất lực chia sẻ với chính bản thân họ. Họ luôn phải giả vờ hạnh phúc hoặc cố gắng hạnh phúc, giả vờ mạnh mẽ hoặc cố gắng mạnh mẽ để sống có ích với xã hội ngoài kia. Bên ngoài thân thể cường tráng là những hơi thở đứt.
    Bà A từ Thuỵ Điển khóc nức khi cất lên lời đầu tiên: “Tôi mới đến đây vài ngày… nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc thế này, khi tôi được bao quanh bởi năng lượng nhân ái tử tế, bởi tất cả các bạn. Tôi không quen biết các bạn, nhưng tôi cảm nhận được rõ ràng năng lượng tử tế từ ánh mắt thần thái của các bạn. Tôi quá hạnh phúc. Tôi khóc vì tôi quá hạnh phúc. Tôi xin lỗi vì tôi khóc, nhưng tôi quá hạnh phúc. Thế giới ngoài kia của tôi chưa bao giờ đem lại cho tôi hạnh phúc trọn vẹn thế này… “
    Cô B đến từ Mỹ, sụt sùi: “Tôi hay làm ơn rồi mắc oán. Những người bạn thân thiết của tôi, khi họ gặp nạn, họ tìm đến tôi, tôi giúp họ hết lòng. Khi họ giải quyết xong việc của họ, họ trở nên rất tệ với tôi. Tôi có thể cảm thấy họ quay ra ghét tôi. Một ngày tôi không chịu đựng nổi nữa, tôi hỏi thẳng một người bạn: "Tại sao, tại sao lại vậy?" Người ấy trả lời: "Là vì chị quá mạnh mẽ. Mạnh mẽ một cách đáng sợ." Tôi cho rằng vì họ yếu đuối nên đã để lộ hết chuyện riêng của họ với tôi, nên giờ họ ghét tôi vì họ đã để lộ họ mềm yếu hơn tôi, vì tôi là người duy nhất biết điểm yếu của họ. Vì họ biết tôi là người duy nhất có thể giúp họ, họ đến với tôi, xong họ ghét tôi. Bạn tôi bảo tại sao tôi có thể làm điều mà họ không thể làm? Sao tôi lúc nào cũng giải quyết êm xuôi mọi việc lớn bé mà vẫn cười bình thường? Họ bảo cuộc đời tôi êm xuôi một cách đáng sợ quá. Và họ ghét tôi vì điều đó. Trời ơi sao những con người đó không hiểu được là tôi có đầy nỗi đau khó khăn riêng của tôi, còn khó hơn họ nữa. Nhưng tôi tự học cách chuyển hóa buông bỏ, không phiền đến ai, tôi cố gắng mạnh mẽ vượt qua, và để giúp người thân quanh mình vượt qua khó khăn riêng của họ, vì tôi yêu họ hơn bản thân tôi. Tôi cười đâu có nghĩa tôi có được những điều kiện mà họ có. Họ sung sướng hơn tôi nhiều lắm. Vậy mà cái tôi nhận được lại là sự ganh ghét, đố kỵ, không phải là yêu thương. Tôi cô độc quá. Tôi đau khổ quá. Tôi hoang mang quá. Tôi từng nghĩ, mạnh mẽ quá, sống vì người khác quá là sai lầm của tôi. Nhưng đến đây, tôi học được rằng tôi thiếu sáng suốt với chính mình…”
    C từ Canada rơm rớm: “Tôi cố gắng nhiều năm, nhưng mối quan hệ của vợ chồng tôi rất tệ. Chúng tôi không thể đối thoại. Chúng tôi yêu nhau, nhưng không hiểu nhau. Chúng tôi trở nên ghét nhau. Khi đến đây từ năm ngoái, và trở về, tình hình cải thiện hơn, nên tôi trở lại đây, lần này tôi đi cùng vợ. Đây là một nơi tuyệt vời. Tôi biết ơn nơi này. Tôi rất may mắn biết đến một chỗ tuyệt vời thế này…. “
    D từ Nga sống tại Pháp, vừa quệt nước mắt vừa nói: “Tôi dường như đang có tất cả, thế mà tôi luôn cảm thấy mình bất hạnh vô cùng. Chồng tôi thành công, lịch lãm, yêu tôi vô cùng. Nhưng tôi cảm thấy ghê sợ chính tôi, hàng ngày tôi tự hỏi tôi đến với anh ấy vì điều gì, vì tiền của anh ấy và cuộc sống an nhàn? Tôi thấy tôi quá tệ. Hình như tôi không yêu anh ấy ngay từ đầu. Tôi lấy anh ấy vì tôi tính toán. Tôi ghét chính mình. Tôi đau khổ vì mất mục đích sống. Tôi không biết tôi sống để làm gì. Để lợi dụng chồng tôi? Tôi không dám sinh con vì tôi rất sợ con tôi sẽ nhìn tôi như một người mẹ thực dụng. Tôi không dám sinh con vì tôi sợ con sẽ ràng buộc tôi sống với người chồng tốt mà tôi không yêu này. Một ngày kia tôi không chịu đựng nổi nữa, tôi đã bỏ chạy qua Ấn độ, sống một năm để rồi tôi tình cờ tìm thấy tờ quảng cáo Plum Village, hóa ra cách nhà tôi có hai tiếng lái xe. Tôi đã đi rất xa để nhận ra cái quý giá rất gần bên mình mà mình không biết. Đây là một nơi tuyệt vời. Tôi vẫn vô cùng hoang mang, nhưng tôi cảm thấy nơi đây sẽ giúp tôi tìm thấy bản thân tôi. Tôi mời chồng tôi đến đây sau chuyến công tác của anh… “
    E sống ở Ireland không cầm được nước mắt: “Hôm trước các bạn hỏi tôi nếu phải nói một từ về tổ tiên người thân, thì tôi nói câu gì, trong đầu tôi bật ngay lên ‘truthful’ (chân thật) và tôi nói ‘truthful’. Tôi nói mà không suy nghĩ. Không, tôi đang nói dối với chính mình, tôi dối các bạn. Họ, bố mẹ tôi, cả ông bà tôi, họ luôn hoàn hảo một cách đáng sợ, họ truthful một cách ngộp thở. Họ có thật sự truthful không? Không. Tôi có thể cảm nhận sự giả dối trong cái truthful đó. Vì sao họ phải sống như thế? Cả tuổi thơ tôi là một bi kịch của cái gọi là truthful. Tôi ghét họ. Và tôi cũng yêu họ. Họ tỏ ra hoàn hảo không tì vết. Nhưng họ không thể đối thoại với nhau, bố mẹ và năm anh chị em chúng tôi không có hòa khí. Không khí gia đình lúc nào cũng ngộp thở, khiến tôi đau khổ và hoang mang về thế nào là sống cho đúng, thế nào là hạnh phúc. Có một lần tôi quyết định đem niềm vui về cho cả nhà bằng cách đi hái hoa thuỷ tiên. Tôi hái tất cả hoa thủy tiên của hàng xóm, gom thật nhiều thật nhiều thành một bó to. Vâng, tôi đi ăn cắp hoa của hàng xóm, ăn cắp hạnh phúc của hàng xóm đem về cho gia đình mình. Tôi chỉ muốn nhìn thấy những người thân của tôi cười khi nhìn thấy bất ngờ tôi đem lại cho họ. Tôi nhớ rằng tôi để lọ hoa thuỷ tiên to trong bếp. Nhưng không ai bất ngờ cả. Họ thấy là bình thường. Họ không reo lên, không vui. Họ bình thản. Thế là tôi khóc. Sao những con người này họ lại lạnh lùng vậy. Họ không có tình cảm với nhau. Không ai muốn cười. Tôi không có hạnh phúc cả tuổi thơ. Tôi cực kỳ hoang mang về cuộc sống gia đình của tôi sau này khi tôi đi lấy chồng. Tôi không bao giờ muốn con tôi phải sống đau khổ như tôi. Tôi đau khổ vì cái truthful kiểu ấy.”
    Anh F từ Đức trầm ngâm: “Tôi trải qua sự sợ hãi hoảng loạn mấy năm nay rồi, sau cú sốc tình cảm và công việc đến cùng lúc. Tôi không ngủ được. Tôi luôn không cảm thấy an toàn. Thế giới này không đem lại cho tôi sự an toàn. Một tuần ở đây tôi cảm thấy điều đó đã trở lại với tôi: cảm giác an toàn. Tôi thực sự quá may mắn. Tôi ngủ ngon hơn. Tôi tìm lại được mình. Nhất định tôi phải trở lại đây….”
    Khóa tu tiếng Pháp.10Chị G từ Ý cười: “Tôi là một nhà trị liệu tâm lý. Tôi theo đạo Cơ đốc. Từ khi tôi biết Làng Mai cách đây 5 năm, năm nào tôi cũng trở lại đây. Đây là nhà tôi muốn về. Chốn an trú của tôi. Tôi trị liệu tâm lý cho mọi người nhưng bản thân tôi cũng đầy khó khăn riêng của mình. Tôi đã chất đầy hận thù trong lòng vì đau khổ, dù tôi đi trị liệu cho người khác. Đây là nơi tôi có thể tái tạo năng lượng, tìm thấy chính tôi.”
    Còn biết bao câu chuyện khác…
    Họ là những người mà nếu ta gặp trong đời sống hàng ngày, sẽ chỉ thấy họ cười, thành công, mạnh mẽ, nhiệt huyết. Họ sẽ không cần lời khuyên của ai, họ đủ sâu sắc hiểu biết để biết phải làm gì, giúp ích cho người thân, xã hội.
    Họ chọn đến đây để trở lại với đứa trẻ năm tuổi thực sự bên trong họ, chân thành, trong sáng, dễ bị tổn thương. Những người lớn này ngày đầu mới đến còn e dè, chỉ hai ngày sau đã khóc vô tư trước mặt những người xa lạ mà họ cảm nhận được ngay là có cùng tần số – những người họ không biết tên, không cùng đất nước, văn hoá, nhưng nói một câu đã hiểu nhau, một cái ôm đầu tiên thấy sâu như đã quen biết hàng mấy chục năm rồi. Họ đến đây không phải để xin lời khuyên rao giảng. Họ đến để học cách tìm về hơi thở sâu trong họ, của chính họ, và ngắm những người có cùng ý nguyện thở hơi thở sâu.
    Trước khi đến đây, tôi đã hồ đồ cho rằng pháp môn của Thầy Thích Nhất Hạnh là hơi "cliché" [2] với tôi. Tuy rằng tôi có ý định nghiên cứu pháp môn này cho đến nơi đến chốn để phát triển dự án ‘Prvdens Vivo Prvdens Morior’, tôi đã có tri kiến sai lầm về việc thở ra hít vào của Thầy. Nghe đơn giản quá. Cứ thở ra thở vào là hạnh phúc sao? Thở ra hít vào sâu ai mà chẳng làm được. Ai có tri thức chẳng biết trong hạnh phúc có khổ đau và trong đau khổ có hạnh phúc. Tương tức. Ai chẳng biết điều quan trọng nhất trong cuộc đời là tình yêu thương, là tấm lòng. Ai chẳng biết nói yêu thương thì dễ, để thực sự yêu thương ai là trọn một đời, cứ nhìn những người mẹ là hiểu rồi.
    Tôi lầm. Chỉ đến khi thực sự sống và làm việc theo thời khoá từ 5h sáng hàng ngày và nghiên cứu quá trình chuyển hoá của những tăng thân đến đây, tôi biết là tôi ngạo mạn, hồ đồ. Đó cũng là điều tôi chia sẻ với các tăng thân ở đây, rằng tôi đã tự áp đặt tư tưởng cho mình khi mà mình chưa từng có duyên thấy tận mắt nghe tận tai.
    Cái gì càng đơn giản càng khó. Thở ra hít vào hàng ngày, nhưng thở ra hít vào với từng phút giây hiện tại, với trái tim trống rỗng và tình yêu thương tràn đầy, không dễ chút nào. Trong cuộc sống của riêng mình, tôi luôn theo quan điểm: Có thể tự hào đọc rất nhiều sách hay, nhưng hiểu cho tường tận sâu rộng chỉ một dòng trong quyển sách đó mà thôi – cái hiểu bằng chính kinh nghiệm sống, máu thịt của mình chứ không phải qua lời lẽ triết lý của người khác, mới là đọc. Đọc cả quyển sách tôi hiểu có đúng một dòng thôi là tôi mừng với chính tôi rồi. Vì quan tâm đến mindfulness (chánh niệm), làm tác phẩm về mindfulness, tôi tìm đọc mindfulness của Sư Ông Làng Mai, thì tôi muốn hiểu cho tường tận nó là gì theo triết lý thực hành của Sư Ông. Vì sao nhiều người đến với mindfulness của Sư Ông? Những con người đến từ khắp thế giới này họ nghĩ gì về mindfulness? Ghi nhận những tâm sự của các tăng thân là một trong những vật liệu thô của dự án.
    Để viết nên một chữ hay vẽ được một nét về cuộc sống, dù chữ ấy nét vẽ ấy tinh luyện hoặc còn vụng về, ta phải thực sự sống cùng với điều ấy, bằng cả thân tâm. Tôi đã tham dự lớp Toán cao cấp khá đầy đủ trừ khi quá bệnh, để bóc cái xác chữ và xác số của Toán và tiếng, âm thanh của ‘những người nói Toán’ ra khỏi ngữ cảnh vốn có của nó, đem qua ngữ cảnh của nghệ thuật ý niệm thị giác, đa phương tiện, từ đó dựng nên cái hình thù trừu tượng của sự thất lạc căn tính, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, nơi mọi người lạc chính mình và lạc mất nhau. Tôi đã cùng thầy và bạn, trèo bao núi lội bao suối, lên bản xa, có lúc đặt lưng trên đất rừng lạnh suốt đêm, chia nhau ngọn nến xíu xiu, sẻ cho nhau từng gáo nước ấm. Đã ngủ trên những chiếc giường đầy rệp mốc của người lao động, nông dân, công nhân, lăn lê bên những đống phân bò. Đã ghẻ lở đầy người vì muỗi độc đốt… để đem vào hội họa những trải nghiệm phát hiện của mình về chân dung và cảnh sống của những con người khác nhau.
    Nhưng, chưa bao giờ tôi tiếp xúc dài ngày với sự tương phản choang choang giữa những đau khổ tột cùng và những hạnh phúc tột cùng – vốn ẩn sâu bên trong nội tạng, nay chợt hiển lộ đồng loạt tại cùng một nơi như hoa nở cùng lúc bão gầm.
    Tôi hạnh phúc khi họ khóc vì hạnh phúc. Chạnh lòng khi nhìn họ nức nở đau lòng. Họ bảo họ thấy hình ảnh của họ khi nghe câu chuyện của những người khác ở đây. Họ bảo họ có thể thấy ánh sáng trong lòng bàn tay họ từ một đốm nhỏ mỗi ngày mỗi lớn lên, lan rộng ra. Họ bảo họ hoàn toàn hết nhức đầu, thân thể nhẹ đi. Họ bảo họ có thể chạm đến những mưng tấy ẩn sâu bên trong, những mưng tấy mà do áp lực chạy đua với cuộc sống, họ luôn đủ thông minh để vơ một cái áo che tạm lại, mà chưa từng cho mình cơ hội dừng lại, chăm sóc nó, thân tâm nhập một trong sự trống rỗng chánh niệm. Họ quá bận rộn để lắng nhìn sâu đau khổ của chính mình, vuốt ve và chuyển hóa nó, cho đến khi họ bục vỡ, giận dữ, mất sáng suốt điềm tĩnh. Họ dùng mọi cách mọi hình ảnh để diễn tả hạnh phúc mà họ đang chạm được khi đến với mindfulness.
    Cuộc đời là bể khổ. Nơi này là nơi những con người tốt hoặc hướng đến điều tốt tụ họp để học phương pháp, triết lý chuyển hóa  rác trong thân tâm mình thành phân bón cho cây. Để khi trở ra ngoài xã hội, họ lại tiếp tục cống hiến. Họ khóc rồi họ thanh thản ăn, đi bộ, rửa rau cuốc đất, đọc sách, cùng nhiều việc khác. Họ cùng nhau khe khẽ hát, hân hoan như trẻ thơ.
    Quá tải với tôi. Quá nhiều xúc cảm đối lập. Rất mệt. Khi mà tôi ngoài việc đóng vai người quan sát quay ghi chép, vừa đảm bảo thời khóa để sống cùng với họ, đồng thời chạm đến sự tốt nhất lẫn sự xấu xí nhất, sự già cỗi và sự non nớt nhất của chính mình. Cứ như cùng một lúc nội soi rất nhiều người và nội soi mình. Liên miên trường phẫu thuật.
    Các sư cô bảo tôi thôi chị nghỉ vài hôm đi, đừng tham gia các cuộc chia sẻ của họ nữa, vì khi chị phải tiếp xúc với quá nhiều năng lượng tiêu cực, những tiếng khóc của họ, lại làm việc nhiều quá, chị sẽ không chế ngự nổi đâu, những năng lượng đó tác động đến chị, chị trông xanh xao, thẫn thờ lắm, tâm có vẻ bất định lắm rồi đó. Chị nên chỉ tham gia những lúc họ làm việc vui hoặc thiền định thôi. Chị phải biết yêu bản thân mình trước, đừng quá tâm sức.
    Phải biết yêu thương chăm sóc mình trước nhất, đó là một trong những quy tắc quan trọng của Làng Mai.
    Sư ông Làng Mai có nói: “… Khi tôi rót tách trà của tôi trong chánh niệm. Khi tôi nâng tách trà của tôi trong chánh niệm. Khi tôi uống trà của tôi trong chánh niệm. Tôi thấy mây trong trà của tôi. Tôi thấy tôi đang uống mây của tôi. Mây của tôi không sinh không diệt, vì nó đang ở đây. Nó có thể chuyển hóa thành mưa, thành đá, thành băng… nhưng không bao giờ không là gì cả…”
    Tôi hiểu lời Sư Ông theo cách của mình thế này: “Khi tôi rót tách cà phê của tôi trong chánh niệm. Khi tôi nâng tách cà phê của tôi trong chánh niệm. Khi tôi uống cà phê của tôi trong chánh niệm. Tôi thấy yêu thương trong từng giọt cà phê của tôi. Tôi thấy tôi đang uống yêu thương của tôi. Yêu thương của tôi không sinh không diệt, vì nó đang ở đây. Yêu thương của tôi có thể chuyển hóa thành mưa, thành đá, thành băng hà… nhưng không bao giờ không là gì cả…”
    Prvdens Vivo Prvdens Morior.
    xóm Hạ mùa hè 2015
    LHL
    [1] Thành ngữ Latinh: “sống chánh niệm, chết chánh niệm”
    [2] cliché: BBT tạm dịch là "hơi sáo, hơi rập khuôn"
    Nguồn: Phù Sa Online
    LÊN ĐẦU TRANG