Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Chuyện về nữ tu Têrêsa

Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.
Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.
Cách đây không lâu có cuốn sách về “Nữ tu truyền giáo Têrêsa”, có lẽ nhiều người đều biết những câu chuyện về nữ tu Têrêsa rất đáng xem, điều này không có gì lạ. Nữ tu Têrêsa là người cả đời không làm việc vì kim tiền, bà chỉ biết dâng hiến vì người nghèo khổ. Với Trung Quốc, bà nhiều lần xin chính quyền Trung Quốc cho mở tổ chức từ thiện để chăm sóc cho những người nghèo khổ, nhưng chính quyền Trung Quốc đã từ chối và trả lời: “Trung Quốc không có người nghèo”.
Nữ tu Têrêsa một đời sống vì những người nghèo khổ trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã hưởng ứng theo kêu gọi của bà. Trước khi lâm chung bà nói: “Tôi ân hận là không mang Phúc âm truyền được cho người nghèo ở Trung Quốc, tôi đã rơi nước mắt rất nhiều vì những người nghèo ở Trung Quốc.”
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói: “Tôi không đáng xách dép cho nữ tu Têrêsa.”
Nữ tu Têrêsa sinh ngày 26/8/1910, năm 12 tuổi bà đã có chí trở thành nhà tu hành. Năm 18 tuổi bà vào tu viện và được gọi là nữ tu Têrêsa. Sau đó bà được đưa đến sống tại Ấn Độ.
Nữ tu Têrêsa đến Ấn Độ năm 18 tuổi và sống ở đó liên tục. Mùa hè năm 1952, vì tình yêu và sự tôn nghiêm với người nghèo, bà cho thành lập ở Calcutta, Ấn Độ “Ngôi nhà cho người hấp hối”.
Một cô gái 18 tuổi thân vô gia cư, thế mà hàng ngày làm việc đẩy một cái xe nhỏ đi khắp nơi, từ những đống rác, khu kênh rạch, cửa giáo đường, những bậc thềm công trình công cộng… để tìm những người bệnh thoi thóp, những đứa trẻ bị bỏ rơi, người già hấp hối, rồi lại đi khắp nơi kiếm đồ ăn cho họ, kiếm thuốc cho họ chữa bệnh, tìm thầy thuốc giúp đỡ họ…
Nhiều người tận mắt chứng kiến nữ tu Têrêsa dìu một người ăn mày từ rãnh nước bẩn chân bị ruồi nhặng ấu trùng ăn, thấy bà kề trán vào sát bên một người bệnh hấp hối, thấy bà giành một đứa bé đang khóc từ mõm một con chó, thấy bà ôm chặt trong lòng một người bệnh AIDS, họ nói với bà: Chúa yêu Người, đang ở trên trời đợi Người…
p6651151a523743006-ss
Năm 1979, nữ tu Têrêsa được giải Nobel hòa bình. Khi đó bà mặc bộ sari chỉ đáng giá 1 USD bước lên bục nhận giải thưởng. Cho dù gặp mặt Tổng thống hay phục vụ người nghèo khổ, bà đều mang bộ đồ này, bà không có bộ nào khác. Phía dưới đài ngồi toàn những quý nhân có thân thế lẫy lừng nhưng bà như không thấy ai, trong mắt bà chỉ có người nghèo. Thế rồi bầu không khí bên dưới chợt lặng ngắt như tờ.

“Vinh hạnh này, cá nhân tôi không xứng đáng, tôi chỉ xin thay mặt cho tất cả những người nghèo đói, người bệnh tật, người cô độc đến đây để nhận giải thưởng này, vì tôi tin họ muốn gửi giải này cho tôi, để thừa nhận người nghèo cũng có sự tôn nghiêm”.

Nữ tu Têrêsa đã nói như thế. Bà lấy danh nghĩa người nghèo khổ để nhận giải, chính là vì cả cuộc đời bà vì người nghèo khổ mà sống.
Khi bà biết bữa tiệc trong lễ trao giải Nobel tốn 7000 USD, bà thỉnh cầu Chủ tịch Hội nghị bỏ buổi tiệc này, bà nói: “Mọi người dùng số tiền này chỉ chiêu đãi 135 người, nhưng nó có thể đủ cho 15000 người ăn một ngày”. Thế là bữa tiệc đã bị hủy bỏ. Nữ tu dùng số tiền này cùng 400.000 Franc Thụy Sĩ tiền quyên góp, và toàn bộ phần thưởng giải Nobel, gồm cả huy chương giải Nobel mà mọi người ngưỡng mộ đem bán lấy tiền, tất cả đều dâng hiến cho người nghèo.

Đối với bà, huy chương mà không biến thành tiền phục vụ người nghèo thì không có giá trị gì.

Từ năm 1928 khi bà đến Ấn Độ đến năm 1980, những người làm việc cùng bà đã lên đến hơn 139.000 người, được phân bố trên toàn thế giới. Họ không có bất cứ đãi ngộ nào, ngay cả giấy chứng nhận cũng không có, họ không cần những thứ này, thứ duy nhất họ cần là lòng hy sinh và dâng hiến.
p6651152a894869735-ss
Bà lập ra Hội nữ tu truyền giáo nhân ái có tài sản hơn 400 triệu USD, nhưng cuộc đời bà lại luôn sống trong nghèo khổ, nơi bà ở chỉ có hai đồ điện gia dụng: cái đèn và cái điện thoại. Toàn bộ tài sản của bà là bức tượng Chúa Giê-su, 3 bộ quần áo, 1 đôi giầy xăng-đan. Bà cố gắng khiến mình trở thành người nghèo để phục vụ cho người nghèo nhất, các tu sĩ nam và nữ của bà đều nguyện làm những người nghèo, vì chỉ như thế thì những người nghèo được họ phục vụ mới cảm thấy mình được tôn trọng.

Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.

Bà có hơn 600 tổ chức chi nhánh tại 127 quốc gia, bà phát triển tổ chức từ thiện trên toàn thế giới với tốc độ nhanh nhất mà hiệu quả cao nhất. Chỉ trong năm 1960, bà đã lập ra 26 trung tâm thu nhận trẻ em trên toàn Ấn Độ.
Thế nhưng tổng bộ của bà chỉ có hai nữ tu và một cái máy đánh chữ kiểu cũ. Văn phòng làm việc của bà chỉ có một cái bàn, một cái ghế. Bà tiếp đón người đến thăm trên khắp thế giới luôn trên cương vị công việc: khu bình dân, viện mồ côi, nhà thương cho người sắp qua đời, viện cho người bệnh hủi, nơi thu nhận người bệnh AIDS… Khách của bà có: giới ngân hàng, doanh nhân, chính trị gia, sinh viên, diễn viên, người mẫu, tiểu thư nhà giàu, thống đốc bang của Mỹ…
p6651153a97653708-ss
Hiệu trưởng Đại học Đài Loan Lý Gia Đồng cũng từng từ ngàn dặm xa xôi đến với bà để làm những việc cả đời ông hiếm khi phải làm: rửa chén, mặc quần áo cho bệnh nhân, đun nước nấu ăn, giặt đồ, đưa thuốc, vận chuyển thi thể… Ông nói:

“Đến giờ tôi mới biết xưa nay tôi luôn trốn tránh những nỗi bất hạnh và bần cùng của con người, xưa nay tôi chưa có tình yêu thực sự.”

Sau này Nam Tư xảy ra nội chiến, nữ tu Têrêsa lại đi hỏi một vị tướng chỉ huy cuộc chiến, bà nói phụ nữ và trẻ em trong khu chiến sự không thoát được, vị tướng kia trả lời: “Nữ tu à, tôi muốn ngừng chiến nhưng đối phương không muốn, tôi cũng không còn cách nào”. Têrêsa nói:“Vậy thì tôi đành phải đi!” Thế là Têrêsa đi vào trong khu chiến sự, hai bên vừa nghe nữ tu Têrêsa đi vào khu chiến sự liền ngay lập tức ngừng bắn, sau khi bà đưa phụ nữ và trẻ em ra, hai bên lại bắn nhau tiếp.
Sau khi tin tức này truyền đến Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư ký Kofi Annan ca ngợi: Việc thế này đến tôi cũng làm không được. Trước đây Liên Hiệp Quốc từng mấy lần can thiệp nhưng vẫn không cách nào khiến nội chiến Nam Tư ngừng bắn, từ đó có thể thấy sức mạnh nhân cách của nữ tu Têrêsa có sức thuyết phục thế nào.
p6651154a662946991-ss
Khi bà qua đời tại Ấn Độ, tổ quốc Serbia của bà muốn đưa bà về nước an táng, nhưng Thủ tướng Ấn Độ đã đặc biệt gọi cho lãnh đạo Serbia mong để bà an táng tại Ấn Độ. Người Ấn Độ xem sự qua đời của bà là “mất đi một người mẹ”. Thủ tướng Ấn Độ nói:

Bà là vị thiên sứ hiếm thấy, là biểu tượng của ánh sáng và hy vọng, bà đã lau nước mắt cho hàng hà sa số những người nghèo khổ, bà đã mang đến cho nước Ấn Độ niềm vinh hạnh to lớn.

Ấn Độ làm quốc tang cho bà. Ngày đưa tang, trên người bà phủ một lá cờ Ấn Độ, thi hài của bà được 12 người Ấn Độ khiêng, tất cả những người Ấn Độ có mặt đều quỳ xuống, gồm cả Thủ tướng Ấn Độ. Khi thi hài của bà đi qua các phố phường, toàn bộ người Ấn Độ trên những tòa nhà hai bên đường đều xuống dưới quỳ trên mặt đất để thể hiện niềm tôn kính cao nhất với vị Thiên sứ của tình yêu.
p6651155a810302426-ss
p6651156a37330219
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

“Tại sao mẹ yêu cầu con đọc sách?” – Đây là câu trả lời hay nhất mà tôi từng nghe!

Bài này là ghi chép của bà Long Ứng Đài (nữ nhà văn nổi tiếng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Đài Loan) về cuộc đối thoại với người con trai của mình khi cậu 21 tuổi.
Ngày đó mẹ hỏi con: “Tương lai con muốn làm nghề gì?” Mẹ đã để ý thấy con rất xem thường việc trả lời vấn đề này, cho nên đã nói hỗn với mẹ một trận. Là bởi vì ở thế hệ này của các con, thường quá tự tin về tương lai, cho nên cảm thấy không cần phải giống như thế hệ mẹ lúc còn trẻ, nghiên cứu một cách kỹ càng, cẩn thận, hay là kỳ thực, các con không tự tin với tương lai, cho nên mới cố tình giả bộ để tạo ra một thái độ giễu cợt và ngạo mạn, nhằm né tránh trả lời câu hỏi của mẹ?
Mẹ gần như muốn tin tưởng rằng con là làm bộ phóng khoáng, thanh niên của ngày hôm nay đối với tương lai, phóng khoáng được sao? Một đoạn phim nói về người thanh niên Pháp đứng trên đường mà la hét kháng nghị khiến cho toàn thế giới đều phải chấn động. Đây là thanh niên của thế kỷ 21 đang bị phiền não về những kế hoạch sinh nhai của bản thân, đang đấu tranh vật lộn.
Từ lúc mẹ 21 tuổi đến lúc con 21 tuổi, thì tỷ lệ người tự sát đã tăng cao 60%, con ra sức né tránh vấn đề của mẹ, là vì con 21 tuổi, con vẫn còn đang ngồi trên ghế trường đại học, cũng cảm nhận được áp lực của hiện thực rồi đúng không?
Người họa sĩ đã bắt đầu thất nghiệp từ lúc 18 tuổi
Con còn nhớ lúc chúng ta còn ở Đức đã gặp vị họa sĩ – Timothy không? Anh ta từ nhỏ đã yêu thích tranh, ở trong hệ thống giáo dục tự do, không để ý đến ganh đua hay xếp thứ hạng của nước Đức, anh ta lúc thì học ngoại ngữ để làm phiên dịch, lúc thì học làm thợ khóa, lúc thì lại học làm nghề mộc. Sau khi tốt nghiệp, không tìm được công việc, một năm trôi qua, hai năm trôi qua, rồi ba năm trôi qua, đến bây giờ, hẳn là đã bao nhiêu năm rồi? Mẹ cũng không nhớ rõ, nhưng, năm mà anh ta thất nghiệp chỉ mới có 18 tuổi, năm nay anh ta đã 41 tuổi rồi, vẫn thất nghiệp như thế và ở cùng với mẹ của anh ấy.
Lúc không có việc gì làm, anh ta ngồi ở cửa sổ sát đường, vẽ hươu cao cổ. Trong các tác phẩm của anh ta, cổ của hươu cao cổ thò ra từ đỉnh của xe buýt, xuyên qua sân bay, đi vào một rạp đang chiếu phim… nó mở đôi mắt to với lông mi dài, nhìn chằm chằm vào một đứa trẻ ngồi trên một chiếc xe ba bánh.
the-artist-at-work
Bởi vì không có việc làm, nên anh ta không thể kết hôn, đương nhiên cũng không có con. Trên thực tế, anh ta vẫn sống cuộc sống của một đứa trẻ. Thế nhưng mà, mẹ của anh ta đã sắp 80 tuổi rồi. Mẹ có lo lắng hay không nếu tương lai con cũng biến thành Timothy? Thành thực mà nói, đúng là mẹ cũng lo lắng!
Coi con thành “người khác” cũng không dễ dàng!
Mẹ nhớ có một đêm chúng ta đã nói chuyện với nhau trên sân thượng, con nói: “Mẹ ơi, mẹ phải biết rõ và chấp nhận sự thật rằng mẹ có một cậu con trai rất bình thường.” Con ngồi trong một chiếc ghế trên sân thượng, quay lưng về phía biển, tay châm một điếu thuốc, đó là lúc 3 giờ sáng.
Bạn bè mẹ nếu trông thấy con hút thuốc lá trước mặt mẹ, nhất định sẽ nhìn mẹ bằng một ánh mắt không thể tin nổi: “Cậu ta làm sao có thể hút thuốc trước mặt mẹ?”, “Làm sao mà bạn lại có thế để con trai hút thuốc trước mặt mình được?”
DDF98F2E5F6F486A8912ED3C00EABA75
Mẹ nghiêm túc nghĩ tới vấn đề này, mẹ không thích mọi người hút thuốc, bởi vì mẹ không thích mùi khói thuốc lá, lại càng không thích con trai mình hút thuốc, bởi vì hút thuốc có thể gây nên căn bệnh chết người là ung thư phổi cho con. Thế nhưng mà, con trai của mẹ đã 21 tuổi rồi, là một người trưởng thành có khả năng độc lập tự chủ. Là người trưởng thành, phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình, và cũng phải tự chịu hậu quả do sai lầm của bản thân mình gây ra, một khi đã tiếp nhận quy luật khách quan này rồi, con tự quyết định hút thuốc, mẹ làm sao có thể “không cho phép” con đây? Mẹ có quyền lực gì hay quyền uy gì để ước thúc con đây?
Mẹ nhìn con hút thuốc, chân kiễng lên, hút thuốc rồi nhả ra một làn khói đen như sương mù, tức giận chỉ muốn rút điếu thuốc từ trong miệng con ra và ném xuống biển. Thế nhưng mà, trong lòng mẹ lại tự nhủ:“Hãy nhớ kỹ, người đang ngồi trước mặt mình là một người trưởng thành, mình đối đãi với con cũng giống như đối đãi với những người trưởng thành khác trong thiên hạ, mình không thể rút điếu thuốc từ trong miệng của bạn bè mình hay của một người xa lạ mà ném đi được, vì vậy, mình không thể rút điếu thuốc trong miệng người đang ngồi ngay trước mặt mình mà ném đi được, con từ lâu đã không còn là đứa con bé nhỏ của mẹ nữa rồi, con là một “người khác” rồi!”
Sự trưởng thành của tuổi trẻ là một việc không hề dễ dàng, mọi người đều biết. Tuy muốn bao bọc con, che chở con, nhưng mẹ học được bài học lớn hơn “buông tay”, coi như con trở thành một “người khác”, nhưng cũng không hề dễ dàng!
Nếu như con sẵn lòng đi đánh răng cho hà mã
Mẹ nói: “Con bình thường chỗ nào, bình thường là có ý gì?”
Con nói: “Con cảm thấy, sự nghiệp trong tương lai của con nhất định là kém so với mẹ, cũng thua kém bố, cả bố và mẹ đều có học vị tiến sĩ”, nghe được câu này, mẹ có chút kinh ngạc.
“Con dường như cảm thấy con chắc chắn không thể có thành tựu như của bố, càng không thể có thành tựu như của mẹ, con có thể sẽ trở thành một người rất bình thường, có bằng cấp rất bình thường, có một nghề nghiệp rất bình thường, không có nhiều tiền, cũng không có danh tiếng, một người bình thường nhất”. (Con dập tắt điếu thuốc).
“Mẹ có thất vọng không?”
Hiện giờ mẹ đã quên lúc đó sao mẹ lại nói với con như thế, mẹ nói rằng mẹ sẽ không thất vọng, cho dù con làm gì thì mẹ cũng vui vẻ, bởi vì mẹ yêu con? Hay là không muốn tranh luận về triết lý “bình thường” với con, hay là rất chân thành mà thuyết phục rằng con không phải một người “bình thường” mà chỉ là con chưa tìm được chính xác bản thân mình?
1366040233002.cached
Mẹ không nhớ rõ nữa, nhưng mà hiện giờ mẹ có thể nói với con, nếu như con là một người “bình thường”, mẹ có thất vọng hay không?
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc? Thứ nhất – nó cho con ý nghĩa, công việc đó không điều khiển con, không giam cầm con như tù binh, thứ hai – nó cho con thời gian, nó cho con trải nghiệm đầy đủ trong cuộc sống.
Tiền tài và danh tiếng, cái nào là nguyên tố chính của hạnh phúc đây? Giả như đặt hai lựa chọn trước mặt con, hoặc là đến phố wall làm quản lý ngân hàng hoặc là làm nhân viên chăm sóc sư tử hà mã trong vườn bách thú, mà con là một người yêu thích nghiên cứu động vật. Mẹ hoàn toàn không cho rằng làm quản lý ngân hàng là có thành tựu, hay là nhân viên chăm sóc sư tử hà mã là “bình thường”. Mỗi ngày vì tiền mà căng thẳng, mà phấn đấu rất có thể lại không bằng mỗi ngày tắm rửa cho voi hay đánh răng cho hà mã.
Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị, thì là con đã có cảm giác thành tựu. Khi công việc của con cho con thời gian, không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm, cảm giác thành tựu và tôn nghiêm, cho con niềm hạnh phúc.

Mẹ sợ con trở thành người vẽ hươu cao cổ như Timothy, không phải vì anh ta không có tiền không có danh, mà là anh ta không tìm được ý nghĩa. Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, không phải vì mẹ muốn con có thành tựu hơn người khác, mà là bởi vì, mẹ muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai, lựa chọn có ý nghĩa, có thời gian làm việc chứ không phải là bị ép mưu sinh.

Nếu như chúng ta không phải so sánh danh, lợi với người khác, mà chỉ là vì tìm chỗ yên tĩnh thoải mái trong nội tâm bản thân mình, thì như vậy từ “bình thường” này cũng không có ý nghĩa lắm. “Bình thường” là so sánh với người khác, còn “nội tâm yên tĩnh thoải mái” là so sánh với chính mình. “Thiên sơn vạn thủy” đi đến cuối cùng, thì đối tượng mà chúng ta chịu trách nhiệm nhất vẫn là hai từ “chính mình”. Vì vậy, con đương nhiên không có lý do gì đi so sánh mình với người thế hệ trước, hay là phải sống giống với sự tưởng tượng về con của thế hệ đi trước.
Cũng giống như, hút thuốc hay không hút thuốc, bản thân con hãy tự quyết định đi nhé!
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?

Có một câu chuyện kể rằng: Một ngày nọ, có một người hỏi một vị lão tiên sinh, mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn?
Vị lão tiên sinh kia suy nghĩ nửa ngày, mới trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn”. “tại sao?”
“Bởi vì mặt trăng chiếu sáng vào ban đêm, đó là thời điểm chúng ta cần ánh sáng nhất, còn mặt trời lại chiếu sáng vào ban ngày mà ban ngày chúng ta đã có đủ ánh sáng rồi.”
Bạn có lẽ sẽ cười vị lão tiên sinh này là hồ đồ, nhưng mà bạn không biết là có rất nhiều người cũng nghĩ như thế sao? Người mà hàng ngày chăm sóc bạn, bạn cũng không cảm nhận được điều gì cả? Nhưng nếu là một người xa lạ ngẫu nhiên giúp đỡ bạn, bạn sẽ cho rằng đó là một người tốt, cha mẹ và người thân của bạn luôn luôn vì bạn mà hy sinh, mà đánh đổi nhưng bạn lại cảm thấy đó là việc đương nhiên, thậm chí có khi còn thấy phiền toái. Một khi người ngoài làm một việc na ná như thế thì bạn lại sẽ hết sức cảm kích. Đây chẳng phải là giống như đã hồ đồ “cảm kích ánh trăng mà phủ nhận mặt trời” hay sao?
r1B001EE3utr1030ng_zps8e48675d
Một cô gái đã có một cuộc tranh cãi với mẹ của mình, tức giận đến mức tông cửa chạy ra ngoài và quyết định không bao giờ trở về ngôi nhà chán ghét này nữa. Cô đã đi lang thang cả ngày ở bên ngoài, đến lúc bụng đói cồn cào, nhưng lại không có một đồng tiền nào, mà lại không muốn trở về nhà để ăn cơm. Mãi đến lúc trời tối, cô mới đi vào một quán mì, ngửi thấy mùi mì thơm tỏa ra. Cô thực sự rất muốn được ăn một bát, nhưng trên người không có tiền, chỉ có thể liên tục nuốt nước miếng.
Bỗng nhiên, ông chủ quán mì ân cần hỏi han: “Cháu gái, cháu có muốn ăn mì không?”, cô gái ngượng ngùng trả lời: “à, nhưng mà, cháu không mang tiền”. Ông chủ nghe xong cười to: “haha, không sao cả, hôm nay cứ coi như bác mời cháu đi!”
150504-cuoc-doi-thoai-trong-quan-mi-1-thumb
(Ảnh minh họa)
Cô gái quả thực không thể tin vào lỗ tai mình, cô ngồi xuống, ngay lúc đó, một bát mì được mang ra, cô ăn say sưa, và nói: “Bác chủ quán, bác thật là một người tốt!”
Ông chủ quán nói,: “Ồ, sao cháu lại nói vậy?”, cô gái trả lời: “Chúng ta vốn không quen biết nhau, bác lại đối xử tốt với cháu như vậy, không giống như mẹ của cháu, hoàn toàn không hiểu được những nhu cầu và ý nghĩ của cháu, thật là bực mình!”
Ông chủ quán lại cười: “haha, cháu gái, bác chẳng qua mới chỉ cho cháu một bát mì thôi, mà cháu đã cảm kích bác như thế, thế mà mẹ của cháu đã nấu cơm cho cháu hai mươi mấy năm nay, cháu chẳng phải là càng nên cảm kích mẹ của cháu hay sao?”
Nghe ông chủ quán nói xong, cô gái như tỉnh giấc mơ, lập tức nước mắt trào ra, cô bỏ mặc nửa bát mì còn lại mà vội vàng chạy về nhà.
Mới đến ngõ trước cổng nhà, cô đã nhìn thấy bóng mẹ xa xa, đang lo lắng nhìn quanh bốn phía cổng ra vào, trái tim cô như thắt lại, cô cảm thấy muốn nói một ngàn lần một vạn lần lời xin lỗi với mẹ của mình. Nhưng cô còn chưa kịp mở miệng thì mẹ của cô đã nghênh đón và nói:“trời ơi, con cả ngày đã đi đâu thế này? Mau mau, đi vào nhà rửa chân tay, ăn cơm tối đi.”
Tối hôm đó, cô gái mới cảm nhận được sâu sắc tình yêu của mẹ đối với mình.
Khi đã quen với sự hiện diện của mặt trời, mọi người đã quên mất là nó đem lại cho mọi người ánh sáng, khi đã quen với sự chăm sóc của người thân, mọi người thường quên mất họ đã cho mình sự ấm cúng, một người quen được chăm sóc từng li từng tí thì ngược lại sẽ không thấy biết ơn, vì họ cho rằng, ban ngày đã đủ ánh sáng rồi, cho nên mặt trời là dư thừa, không cần thiết.
Hy vọng trong chúng ta mỗi người đều biết mặt trời và mặt trăng, cái nào quan trọng hơn.
ht
Trong cuộc sống thực tại, chúng ta thường hay không để mắt đến những điều mình đã có, cho rằng chúng là lẽ đương nhiên, không có gì quan trọng với mình, mà lại đi phàn nàn số phận bất công, như thể là thế giới này thiếu nợ chúng ta rất nhiều thứ vậy.
Kỳ thực, biết ơn cũng là một loại thái độ tích cực của cuộc sống, đúng như một số người đã nói: “Hãy cảm ơn người đã làm bạn tổn thương bởi vì họ là người đã tôi luyện ý chí của bạn, hãy cảm ơn người đã lừa dối bạn bởi vì họ đã làm phong phú thêm kinh nghiệm của bạn, hãy cảm ơn người đã coi thường bạn bởi vì họ đã làm thức tỉnh lòng tự tôn của bạn…”. Cần phải mang một tấm lòng biết ơn, biết ơn số phận, biết ơn hết thảy những người đã giúp bạn trưởng thành, biết ơn hết thảy những gì ở xung quanh mình.
Để có một tấm lòng biết ơn, yêu cầu chúng ta cần phải để tâm quan sát, dụng tâm cảm ngộ, càng cần chúng ta phải biết yêu thương. Cỏ cây sinh trưởng phát triển mạnh mẽ là để báo đáp ân huệ của mặt trời mùa xuân, chim chóc liều mình kiếm ăn là để báo đáp ân huệ được nuôi nấng, cây mạ phát triển khỏe mạnh là để báo đáp ân huệ của dòng nước mát, con cái cố gắng học tập là để báo đáp công ơn sinh thành và dạy dỗ của cha mẹ.
Hãy học cách biết ơn đi! Khi bạn cảm ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ ban thưởng cho bạn ánh nắng mặt trời rực rỡ. Bạn oán trách trời đất, khả năng cuối cùng chỉ có hai bàn tay trắng mà thôi! Không phải vậy sao? Mây cuốn mây bay, hoa nở hoa tàn đều đáng để chúng ta quý trọng, cảm ơn mặt trăng, càng cần phải cảm ơn mặt trời!
21-bai-hoc-ve-cuoc-song-6
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch
LÊN ĐẦU TRANG