Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Bức thư của tù trưởng da đỏ

Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Franklin Pierce muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn (Seattle) của bộ lạc da đỏ Duwamish và Supuamish đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì. Bài trả lời được Tiến sĩ Henry A.Smith ghi và dịch ra tiếng Anh. 

Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.

"Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ý nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành này và mặt nước long lanh, thì làm sao Ngài có thể mua nổi? 

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ. 

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình. 

Ấy thế mà vị thủ lĩnh vĩ đại ở Washington lại ngỏ ý muốn mua mảnh đất này của chúng tôi. Họ đòi hỏi quá nhiều và hứa hẹn dành cho chúng tôi một nơi sống thoải mái, và rồi họ sẽ là người cha chăn dắt và chúng tôi sẽ trở thành những đứa con của họ. Vậy, chúng tôi phải cân nhắc ý muốn đất đai của họ. Nhưng, quả không phải việc giản đơn, bởi lẽ mảnh đất này đối với chúng tôi là thiêng liêng. 

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về ký ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi. 

Những dòng sông là người anh em của chúng tôi, làm chúng tôi nguôi đi những cơn khát. Những dòng sông chuyên chở những con thuyền và nuôi lớn con cháu chúng tôi... Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ dạy bảo con cháu Ngài những dòng sông là người anh, người em của chúng tôi và các Ngài từ nay trở đi phải đối xử tử tế với những dòng sông như Ngài đã đối xử với anh em Ngài.  

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. 

Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng? 

Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông. 

Không khí quả là quý quá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ. 

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em. 

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc. 

Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình. 

Ngay cả đối với người da trắng, họ được đi cùng và nói chuyện với chúng như người bạn đối với người bạn, cũng không thể nào tránh khỏi số phận chung của con người. Sau hết chúng ta có thể trở thành anh em và hãy chờ xem. Nhưng điều mà chúng tôi biết trước được là đến một ngày nào đó người da trắng sẽ hiểu là chúng ta có cùng một Chúa, có thể lúc này Ngài nghĩ Ngài có Người (Chúa) nên Ngài muốn có mảnh đất này của chúng tôi. Nhưng Ngài sẽ không thể nào có được. Người là vị chúa của con người và tình cảm của Người sẽ được chia sẻ công bằng cho người da đỏ cũng như người da trắng. Mảnh đất này đối với Người là quý giá và làm tổn hại đến mảnh đất là khinh rẻ Đấng tạo thế. Người da trắng cũng vậy, rồi sẽ qua đi và còn sớm hơn tất cả các bộ lạc khác. Làm ô uế nấm mồ của Ngài, thì một đêm nào đó Ngài sẽ chết vì ngạt thở trên đất hoang mạc của Ngài.  

Nhưng trước giây phút tàn lụi, ở trong Ngài sẽ lóe sáng lên sức mạnh của Chúa, Người đã mang Ngài tới mảnh đất này là vì lý do đặc biệt nào đó đã cho Ngài quyền thống trị người da đỏ rồi bị thiêu cháy. Đối với chúng tôi vận số đó thật là huyền bí. Bởi vì, chúng tôi không hiểu nổi khi những con trâu rừng bị tàn sát, khi những chú ngựa sắt hoang ngự trị, khi những góc rừng kín đáo nặng mùi con người, khi quang cảnh của những vùng rừng xanh mướt bị những sợi dây biết nói xóa sạch. Đâu còn những cánh rừng rậm rạp? Tất cả đã qua đi và đâu còn những chú đại bàng vĩ đại? Tất cả đã qua đi."

Nguồn: http://kenh14.vn/kham-pha/cuoc-song-ton-tho-thien-nhien-cua-nguoi-da-do-cach-day-100-nam-20140720034323885.chn

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Thế giới này đâu thuộc về chúng ta

Nhà vua của một vương quốc nọ vốn là một vị vua anh minh. Một ngày, Ông bị lâm vào những mất mát cá nhân đến nỗi sầu muộn quên cả dân chúng, quên cả trách nhiệm trị vì đất nước. Thậm chí có lúc ông muốn quyên sinh.
Một ngày nọ, có một vị thiền sư tới trước cửa cung điện của nhà vua. Không một người lính gác nào chặn ông lại khi ông bước vào và tiến gần nhà vua đang ngồi trên ngai vàng.
Vua nhận ra có khách tới và lập tức hỏi:
Ngài cần gì? Ta có thể giúp gì được Ngài?”
Vị thiền sư trả lời:
Ta cần một chỗ ngủ trong quán trọ này
Nhà vua quá đỗi ngạc nhiên nói: “Nhưng đây không phải là quán trọ! Ngài đang ở trong cung điện của ta, vua của vương quốc này!”
Vị thiền sư điềm tĩnh nói: “Thưa quốc vương, tôi có thể hỏi ngài, chủ trước của cung điện này là ai không?”
Nhà vua đáp: “Là cha ta. Ông ấy mất nhiều năm rồi.”
Vị thiền sư lại hỏi tiếp: “Và ai là chủ trước của nó, trước cha ngài?”
Là ông nội ta. Ông ấy cũng đã mất.”
Vị thiền sư điềm tĩnh giải thích: “Như vậy đây là nơi người ta sống một thời gian ngắn sau đó rời đi. Chẳng phải là một quán trọ hay sao?”

“Chỉ là một quán trọ, vậy thế giới này, vốn đâu thuộc về chúng ta. Vì vậy chúng ta đâu cần vứt bỏ nó, điều nên vứt bỏ chính là sự cố chấp vào nó. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta. Khi đau khổ, ta nhớ rằng nỗi đau không trường tồn. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao chúng ta phải chứa đầy độc dược? Cùng một mảnh tâm hồn như vậy, tại sao phải chứa đầy phiền não? Hãy nghĩ tới trách nhiệm của chúng ta để lại điều gì khi rời đi.“

Nhà vua chợt nhận ra mê lầm mình đang vướng mắc phải, ông cảm tạ vị thiền sư và nhanh chóng lấy lại niềm tin, sức mạnh và trách nhiệm trị vì đất nước, dẫn dắt muôn dân, để lại tiếng thơm muôn đời.
Lưu Ly tổng hợp và biên soạn

Bát nước của vị thầy phong thủy

Người Trung Hoa xưa tin rằng có 5 yếu tố có thể giúp người ta có một cuộc sống tốt.
  • Thứ nhất là trở thành một người có đạo đức cao thượng – yếu tố này được coi trọng nhất.
  • Thứ 2 là một số mệnh tốt sẽ giúp người đó có một cuộc sống tốt.
  • Thứ 3 là vị trí ngôi nhà của một người (phong thủy) có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh nhỏ trong đời sống của họ.
  • Thứ 4 là một người được thừa hưởng một gia tài lớn thì có điều kiện tài chính để có một cuộc sống tốt.
  • Yếu tố cuối cùng là trở thành một người có học thức; sự thông minh của một người có thể đưa đến một cuộc sống tốt, nhưng nếu người đó sống mà không có đức, thì cuộc sống của họ vẫn sẽ rất khó khăn.
***
Xưa kia, có một vị thầy phong thủy, chuyên giúp người khác lựa chọn nơi tốt để ở. Quan điểm của ông ta là căn nhà nằm trên một vùng đất tốt có thể thay đổi vận mệnh người chủ theo hướng tốt hơn. Một này nọ, ông đi bộ một chặng đường dài và cảm thấy rất khát và mệt. Muốn nghỉ ngơi tại nhà của một người nông dân ở cuối đường, nên ông dừng trước ngôi nhà và xin một ít nước lạnh.
Bà chủ nhà thấy ông mệt đứt hơi và mồ hôi lăn dài trên mặt ông. Bà nói: “Xin hãy đợi một lát, tôi sẽ mang cho ông chút nước”. Rồi bà chạy đi. Vị thầy phong thủy chờ đợi và chờ đợi, nhưng đã một lúc rồi mà người phụ nữ vẫn không quay lại; ông băn khoăn không biết chuyện gì xảy ra.
Khi người phụ nữ quay lại, bà đi rất chậm, mang theo một bát nước lớn. Khi ông cố chộp lấy cái bát, người phụ nữ thụt lùi lại và nói: “Đợi một chút”. Và bà chạy đi một lần nữa. Lần này bà quay lại với một nắm ngũ cốc. Bà bỏ ngũ cốc vào nước và đưa ông cái bát, nói “Xin uống chậm thôi, chậm thôi”. 
Vị thầy phong thủy rất bực mình với người phụ nữ. Ông nghĩ: “Thật là một người đàn bà xấu tính. Mình đang khát và chỉ muốn một bát nước, nhưng bà ta mất nhiều thời gian để mang nó ra. Cuối cùng khi bà ta mang nó cho mình thì bà ta lại cho ngũ cốc vào nước để làm mình khó uống”.
Khi uống nước xong và đi ra ngoài, ông nhìn thấy một mảnh đất mà có thể đem sự xui xẻo đến người nào sống trên nó, vì vậy ông nảy sinh một ý định. Ông vội vã quay lại chỗ người phụ nữ và bảo với bà: “Tôi vừa thấy một mảnh đất rất tốt, nó sẽ đem lại nhiều may mắn cho bà. Để thể hiện lòng biết ơn của tôi đối với bát nước bà vừa cho, tôi sẽ chỉ nó cho bà”. Rồi ông ta chỉ vào mảnh đất xấu. “Bà nên xây nhà ở trên đó. Nó sẽ đem lại may mắn cho bà”. Người phụ nữ trả lời một cách đầy biết ơn: “Chúng tôi muốn xây một ngôi nhà mới, cảm ơn vì đã chỉ cho tôi; chúng tôi sẽ xây nhà của mình trên đó”.
Mười năm sau, ông thầy phong thủy lại đi trên cùng con đường. Ông ngạc nhiên khi thấy người phụ nữ đang sống sung túc với một sân sau đầy các loại gia súc. Ông nhìn xung quanh một cách cẩn thận và chắc chắn rằng đó chính là mảnh đất mà đáng lẽ sẽ đem lại vận rủi cho người chủ, vậy tại sao mảnh đất lại đem đến may mắn cho người phụ nữ đó.
Khi người phụ nữ nhận ra vị thầy phong thủy, bà rất vui mừng được gặp lại ông. Bà vội chạy đến ông và nói trong hân hoan: “Cảm ơn ông đã chỉ cho tôi mảnh đất này! Từ khi chúng tôi xây nhà trên đó, vận may đã đến với chúng tôi.”
Với một ánh mắt xấu hổ và tâm trí rối bời, vị thầy phong thủy nói:“Không phải. Tôi rất tiếc phải nói điều này, nhưng thật ra tôi nghĩ rằng mảnh đất này sẽ đem xui xẻo đến cho bà. Khi tôi chỉ nó cho bà, điều tôi thật sự muốn làm là trừng phạt bà vì bà đã đối xử tệ với tôi”.
Người phụ nữ rất ngạc nhiên khi nghe ông ta nói. Bà hỏi: “Tôi đối xử tệ với ông như thế nào?”. Thầy phong thủy nói: “Bà lấy nước cho tôi rất lâu và lưỡng lự khi đưa nó cho tôi, đến mức bà ném cả ngũ cốc vào nó”.
Người phụ nữ giải thích: “Ồ, tôi xin lỗi. Tôi không có ý đối xử tệ với ông đâu. Khi tôi thấy ông nóng và khát như vậy, tôi nhớ đến một câu nói: ‘Đừng để người đang khát khô họng uống nước lạnh vội vã’. Vì vậy tôi cho một nắm ngũ cốc vào để làm ông uống chậm lại”.
Khi nghe những lời này, vị thầy phong thủy lặng người nhận ra người phụ nữ này có một trái tim nhân hậu. Vì bà có tâm khiến ông uống chậm lại nhằm tránh bị bệnh, nên bà luôn được Trời Phật phù hộ và bảo vệ.

Số phận của một con người với đạo đức cao như vậy sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi ý định xấu của vị thầy phong thủy hay sự xui xẻo của mảnh đất xấu.

    Bạch Liên sưu tầm
    Theo Chinagaze

    “Thật khó để chữa bệnh cho người giàu”

    Tương truyền, danh y Trung Quốc – Quách Vũ cho rằng, người giàu thường khó điều trị hơn. Biển Thước – vị Thần y nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa cũng có cùng quan điểm.
    Dưới triều Đông Hán, Quách Vũ là một ngự y, thường được ca ngợi với tài nghệ siêu thường. Mặc dù là một ngự y, ông không bao giờ từ chối chữa bệnh cho người nghèo. Ông nhận thấy rằng, phương pháp điều trị của mình có hiệu quả hơn với người nghèo, điều khiến mọi người khó hiểu là hiệu quả của Quách Vũ khi điều trị đối với tầng lớp thượng lưu không bao giờ được như vậy. Hoàng đế nghĩ rằng có điều gì bất thường ở đây, vì vậy ông bảo những quý tộc ăn vận rách rưới khi tới gặp Quách Vũ. Quả nhiên, bệnh của họ rất mau lành.
    ktt_23.6_than_y7_kienthuc_ficv
    Hoàng đế rất bất bình về việc này và cho gọi Quách Vũ vào cung. Quách Vũ đáp: “Nguyên tắc cơ bản của trị bệnh là sự tập trung. Đối với tầng lớp thượng lưu có 4 khó khăn: Họ không tôn trọng lời khuyên của thầy thuốc, cuộc sống của họ khác với người dân bình thường, họ có thể chất yếu và thường rất kiêu ngạo dẫn đến hay “hạn chế” thầy thuốc của mình. Ví dụ, khi tiến hành châm cứu, người ta phải hoàn toàn tập trung vào công việc. Kim châm bị lệch đồng nghĩa với thất bại. Chữa bệnh cho người giàu thường gây tâm lý lo lắng cho các thầy thuốc và do đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn”.
    Sau khi nghe lời giải thích của ông, Hoàng đế gật đầu tỏ vẻ đồng ý và ra lệnh cho những người trong cung thay đổi cách cư xử và những thói quen xấu của mình. Câu nói “Thật khó để chữa bệnh cho người giàu” bắt đầu lan truyền từ đó.
    Thật trùng hợp, Thần y Biển Thước thời Chiến Quốc cũng có quan điểm tương tự. Biển Thước đã đi đến nhiều quốc gia khác nhau và dùng tài năng của mình để làm dịu bớt đau khổ cho người dân. Mặc dù Biển Thước là bậc kỳ tài, nhưng ông có một quy tắc về 6 loại người mà ông sẽ không trị bệnh:
    1. Những người có quyền lực, kiêu ngạo và hống hách
    2. Những người yêu tiền hơn tất cả 
    3. Những người tham ăn, tham uống
    4. Những người bệnh nặng, nhưng không chịu điều trị từ sớm
    5. Những người quá yếu để dùng thuốc
    6. Những người tin vào yêu thuật, không tin y học
    D2502_13
    Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
    Trong lịch sử nền y học Trung Hoa truyền thống, có bốn vị danh y nổi tiếng, đó là: Biển Thước, Hoa Đà, Tôn Tư Mạc và Lý Thời Trân.
    Biển Thước là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc, từ năm 770 tới năm 221 trước Công Nguyên. Theo các văn kiện lịch sử, Biển Thước có khả năng nhìn thấu thân thể bệnh nhân. Ông cũng là người đã nghĩ ra phương pháp bắt mạch.
    Theo truyền thuyết, Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái chết giả, và ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Từ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài “cải tử hoàn sinh”.
    Xem thêm:
    Bạch Liên sưu tầm
    Theo Visiontimes

    Điển tích: Nồi cơm của Khổng Tử

    y chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy… cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
    Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”
    Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”
    Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch”.
    Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”
    Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín, con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi… nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em… Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và… thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
    Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng:“Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”
    Xem thêm:
    Bạch Liên sưu tầm

    Từ chuyện tên trộm vàng trên xác chết, nghĩ đến thuyết đại trượng phu của Lão Tử

    Plato, một triết học gia Hy Lạp lỗi lạc sống khoảng năm 427-347 trước công nguyên trong tác phẩm “Quốc gia lý tưởng” có một câu chuyện ngụ ngôn thế này:
    Chuyện kể về một mục đồng tên Wijks lấy trộm chiếc nhẫn vàng trên xác một người chết. Rồi sau anh ta phát hiện ra chiếc nhẫn này có một năng lực phi thường. Hễ anh ta xoay chiếc nhẫn vào trong thì anh lập tức trở nên tàng hình, không ai có thể nhìn thấy anh ta, còn khi xoay chiếc nhẫn ra ngoài thì anh ta liền hiện hình trở lại bình thường.
    Từ đó, anh mục đồng này đã sử dụng quyền năng của chiếc nhẫn để làm rất nhiều chuyện bất chính. Anh ta tư thông với hoàng hậu, rồi sau đó giết chết vua và nắm giữ quyền lực. Không ai phát hiện ra việc làm của anh ta và anh ta cũng không sợ việc làm xấu xa của mình bị ai đó phát giác ra.

    Câu hỏi đặt ra là, nếu không có ai có thể phát giác ra việc làm sai trái của bạn, thì bạn có biết mình đang làm điều xấu và cảm thấy bất an hay không?

    Nếu vì sợ người khác biết mà không làm điều xấu, hay sợ bị bại lộ mà phải làm điều đúng đắn, thì thật ra trong tâm người này không hề có đạo. Lão Tử rất xem trọng chữ đạo nên ông cho rằng “Đại trượng phu xử kì hậu, bất xử kì bạc; cư kì thực, bất cư kì hoa.” (“Người trượng phu nên giữ chỗ đại đạo sâu dày, chớ nên giữ chỗ lễ pháp nông cạn; nên thận trọng đại đạo chứ không phải cái hào hoa.”)
    Người trong lòng không có đạo, đối với bất kỳ chuyện gì cũng tỏ ra sợ sệt, họ sợ người ta nhìn thấy cuộc sống của mình. Trái lại trong lòng người có đạo thì dù làm gì, ở đâu, hay chỉ có một mình cũng không cảm thấy lo lắng sợ hãi, quang minh lỗi lạc, không nói cũng không làm những điều xấu, sống rất ngay thẳng vô tư.

    Thiên thần đẹp nhất trên thiên đường!

    Diễn giả Ralph Archbold là một diễn giả nổi tiếng người Mỹ. Ông đã diễn thuyết suốt nhiều năm trước khán giả thuộc mọi lĩnh vực và thành phần trong một ngoại hình rất giống Tổng thống Benjamin Franklin, nhà lập quốc lỗi lạc có chân dung được in trên tờ tiền 100 đô-la Mỹ nổi tiếng.
    Một ngày, ông Archbold đến thăm và trò chuyện với các em học sinh ở một trường tiểu học. Một học sinh đã giơ tay phát biểu: “Cháu nghĩ là ông đã chết”.
    Câu hỏi này thật khác thường và Ralph Archbold phải cố gắng tìm một câu trả lời thích hợp: “Đúng vậy. Ông đã chết ngày 17 tháng 4 năm 1790 khi ông 84 tuổi, nhưng ông không thích như thế và ông sẽ không bao giờ làm thế nữa.”
    Sau đó, ông đề nghị các em đặt những câu hỏi khác và gọi một cậu bé ngồi cuối lớp đang giơ tay muốn phát biểu. Cậu bé hỏi ông: “Vậy khi ở trên thiên đường, ông có gặp mẹ cháu ở đó không?”
    Cậu bé mong được nhìn thấy Thiên thần trên chốn Thiên đường (Nguồn: Pixabay)
    Cậu bé mong được biết tin về người mẹ yêu quý trên chốn Thiên đường (Nguồn: Pixabay)
    Tim ông lúc đó như muốn ngừng đập. Ông ước gì mặt đất có thể nứt ra và nuốt chửng ông vào trong đó.
    Lúc ấy, ông đã tự an ủi mình: “Phải chấp nhận điều này!” Ông hiểu rằng khi một cậu bé 11 tuổi đặt câu hỏi này trước mặt các bạn nghĩa là sự kiện đau buồn ấy vừa mới xảy ra hoặc có thể là mối quan tâm rất lớn đối với cậu bé. Ông biết rằng mình cần phải nói một câu gì đó để an ủi cậu.
    Sau đó, ông chợt trả lời: “Ông không chắc là trong những người ông gặp có mẹ cháu, nhưng nếu đúng như vậy thì mẹ cháu sẽ là thiên thần đẹp nhất ở trên thiên đường.”
    Mẹ cậu là Thiên thần đẹp nhất trên Thiên đường! (Nguồn: Pixabay)
    Và … Mẹ cậu là Thiên thần đẹp nhất trên Thiên đường! (Nguồn: Pixabay)
    Nụ cười trên khuôn mặt cậu bé đã cho ông biết rằng đó là câu trả lời đúng. Ông cũng không biết những lời nói đó của ông đến từ đâu, nhưng ông nghĩ có lẽ ông vừa mới nhận được sự giúp đỡ từ một thiên thần đẹp nhất trên thiên đường.
    Ngài Benjamin Franklin đã từng nói một câu nói nổi tiếng:

    “Trái tim của kẻ dại khờ nằm ngay cửa miệng, nhưng cái miệng của người thông thái lại ngự trị trong trái tim”

    Lời nói xuất phát từ một trái tim biết nghĩ cho người khác là lời nói có sức mạnh nhất.
    Lưu Ly tổng hợp

    Nghìn lẻ một đêm kỳ 2: Nếu chỉ còn 1 ngày để sống?


    “Nghìn lẻ một đêm” là loạt bài audio – video nhiều kỳ do Ban Biên tập Văn Hóa Đại Kỷ Nguyên sưu tầm và biên soạn, gồm các tác phẩm âm nhạc- thơ văn- điện ảnh- hội họa, độc giả lắng nghe vào thời điểm tâm hồn tĩnh lặng để suy ngẫm tìm về với chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ã sôi động.
    Bất ngờ nhận được cú điện thoại của cô em gái thân thiết mới ngoài 30 tuổi: Chị ơi, bác sĩ chẩn đoán em ung thư rồi…
    Sững sờ… Đời người quá mong manh… Trong cuộc đời luôn ồn ã vội vàng, luôn hối hả bất tận, đã có lúc nào ta một phút dừng lại, để ngắm những vì sao, để hít lấy hương đồng gió nội, để xin lỗi một người? Sẽ thế nào nếu chỉ còn 1 ngày để sống?
    Nếu chỉ còn một ngày để sống
    Tác giả: Hoài An
    Cho tôi như bóng mây, lang thang qua cõi này
    Cho tôi được ngắm sao trên trời, giữa hương đồng cỏ nội
    Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa
    Cho tôi được cám ơn cuộc đời, cám ơn mọi người
    Cho tôi được sống trong tim người, bằng những lời ca

    Nếu chỉ còn một ngày để sống, người đưa tôi về đến quê nhà
    Để tôi thăm làng xưa nguồn cội, cho tôi mơ, mơ tiếng mẹ cha
    Nếu chỉ còn một ngày để sống, người cho tôi một khúc kinh cầu
    Người tôi thương êm ấm môi cười, cho con tôi bước đời yên vui.
    Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời?
    Làm sao ta đền đáp bao người, nâng ta lên qua bước đời chênh vênh?

    Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta chuộc hết lỗi lầm
    Làm sao ta thanh thản tâm hồn, xuôi đôi tay đi giữa hừng đông
    Nếu chỉ còn một ngày để sống, muộn màng không lời hối lỗi chân thành?
    Buồn vì ai, ta làm ai buồn? Xin bao dung, tha thứ vì nhau
    Nếu chỉ còn một ngày để sống, chợt nhận ra cuộc đời quá đẹp
    Phải chăng ta có lúc vội vàng, nên ra đi chưa được bình an?

    Hà Phương Linh

    Con sâu qua sông bằng cách nào?

    Trong một giờ sinh vật học, thầy giáo hỏi học trò của mình: “Các em có biết loài sâu qua sông bằng cách nào không?” Một cậu học trò đưa ra 3 câu trả lời đều không đúng, cuối cùng thầy giáo đưa ra đáp án của mình…
    Khi thầy giáo hỏi: “Các em có biết con sâu qua sông bằng cách nào không?”
    Một cậu học trò đưa ra 3 đáp án:
    1. “Con sâu đi qua cầu,” thầy giáo lắc đầu nói rằng : “không có cầu.”
    2. “Con sâu nằm trên lá qua sông”, thầy giáo nói rằng “Chiếc lá bị nước cuốn trôi đi rồi.”
    3. “Con sâu bị chim nuốt vào trong bụng bay qua sông”, thầy giáo bèn nói rằng “như vậy, nếu sâu chết rồi sẽ mất đi ý nghĩa của việc qua sông”.
    Vậy thì con sâu sẽ qua sông bằng cách nào đây?
    Thầy giáo đã trả lời các học trò của mình: con sâu nếu muốn qua sông, thì chỉ có một cách, đó là biến thành bươm bướm. Trước khi sâu biến thành bướm phải trải qua giai đoạn khó khăn, nó ở trong cái kén, ban ngày cũng như ban đêm, không ăn không uống. Nỗi khổ này phải trải qua một thời gian rất dài.
    Có lẽ mỗi người chúng ta cũng giống như con sâu đó vậy, trong chặng đường cuộc sống đều sẽ gặp phải những khó khăn, thất bại, có người đối mặt với những khó khăn thì bi quan thất vọng, không có cách nào thay đổi chính mình, ngược lại có người dũng cảm vượt qua, không ngừng thử thách chính mình, không ngừng thay đổi chính mình, cuối cùng họ đều bay qua dòng sông khổ ải đó một cách nhẹ nhàng.

    “Mỗi khó khăn, thử thách xảy đến với bạn đều ghi dấu cho sự khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của bạn. Thất bại chính là cơ hội để bạn khởi đầu lần nữa một cách hoàn hảo hơn.”

    5BC8jFrq
    Biên dịch: Mai Anh. Biên tập: Hà Phương
    LÊN ĐẦU TRANG