Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Chú tiểu và hai viên gạch xấu xí

Ở một miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng lại mọi thứ. Họ mua đất, gạch, dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chú tiểu được giao xây bức tường với 1000 viên gạch.
Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú làm rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.
Khi đứng lui ra xa để ngắm lại thành quả công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt mình: Mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường, song vẫn có 2 viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là 2 viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Điều đó khiến chú tiểu cảm thấy vô cùng thất vọng.
Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.
Một hôm, có 2 nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố đưa họ sang hướng khác nhưng 2 người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng.
Một trong 2 vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”.
“Dạ ngài nói thật chứ? Ngài không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay ở giữa bức tường kia ư?” – Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
“Có chứ, nhưng ta cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt đẹp thế nào!” – Vị sư già từ tốn trả lời.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình, khi cứ luôn nghiền ngẫm nhưng lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là 2 viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi, chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại ngay lập tức liên hệ đến lỗi lầm của họ.
Hãy mở rộng tâm hồn của mình ra, khi đó chúng ta sẽ thấy rằng: Cuộc sống này thật tốt đẹp biết bao!
    Bạch Liên sưu tầm

    Bóng đêm là gì?

    Dưới đây là một đoạn đối thoại giữa một vị cao tăng đức độ trong một ngôi chùa Phật giáo cổ và một người theo thuyết vô thần.
    Cao tăng: Xin thí chủ cho biết điều gì trên đời mà ngài không tin tưởng nhất?
    Người vô thần: Tôi thấy mới tin, không thấy thì không tin.
    Cao tăng: Ồ, thí chủ thật thẳng thắn. Tuy nhiên, như ngài đang thấy, có một cung điện màu xanh dát vàng, to lớn, nguy nga, đang ở trước mặt ngài khoảng 100 mét. Khi màn đêm buông xuống và bóng tối bao phủ, liệu ngài có cho rằng cái cung điện to lớn ấy không hề tồn tại hay không?
    Người vô thần: Tất nhiên là nó vẫn tồn tại, nhưng bị bóng đêm bao phủ.
    Cao tăng: Thế bóng đêm là gì?
    Người vô thần: Là…
    "Vạn vật trên thế gian này nhiều như số cát ở sông Hằng, cho dù ngài có nhìn thấy hay không, có thể cảm nhận hay không, thì chúng vẫn luôn tồn tại ở đó". (Ảnh internet)
    Bóng đêm là gì? (Ảnh: internet)
    Cao tăng: Trời tối thì ngài tin vào bóng đêm? Trời sáng thì ngài tin vào ánh mặt trời?
    Người vô thần: À thì…
    Cao tăng: Này thí chủ, thực ra ngài có thể nhìn thấy những thứ mà ngài không nhìn thấy! Tòa cung điện nằm ở ngay kia và không bao giờ dịch chuyển, chỉ có tâm hồn và trí tuệ của ngài bị bóng đêm bao phủ mà thôi, do đó tòa cung điện đã biến mất khỏi tâm của ngài.
    Người vô thần (chắp tay biểu lộ sự thành kính): Thưa thầy, xin hãy giảng giải thêm cho tôi hiểu.
    Cao tăng: Tất cả những điều làm tâm của ngài lung lạc cũng giống như bóng đêm bất tận và vô minh này, chỉ có cách thể hiện là khác nhau thôi. Vạn vật trên thế gian này nhiều như số cát ở sông Hằng, cho dù ngài có nhìn thấy hay không, có thể cảm nhận hay không, thì chúng vẫn luôn tồn tại ở đó; nếu ngài cứ ngồi dưới đáy giếng mà nhìn lên bầu trời, thì sẽ rất khó để hiểu được vũ trụ vô tận này. Nói cách khác, mọi thứ không thể tóm gọn trong việc nhìn thấy hay không nhìn thấy.

    Vạn vật trên thế gian này nhiều như số cát ở sông Hằng, cho dù chúng ta có nhìn thấy hay không, có thể cảm nhận hay không, thì chúng vẫn luôn tồn tại ở đó. Nếu cứ ngồi dưới đáy giếng mà nhìn lên bầu trời, thì sẽ rất khó để hiểu được vũ trụ vô tận này.

      Bạch Liên sưu tầmTheo SecretChina

      Nghìn lẻ một đêm kỳ 1: Khổ tận cam lai


      “Nghìn lẻ một đêm” là loạt bài audio- video nhiều kỳ do Ban Biên tập Văn Hóa Đại Kỷ Nguyên VN biên soạn và sưu tầm, gồm các tác phẩm âm nhạc- thơ văn- điện ảnh- hội họa, độc giả lắng nghe vào thời điểm tâm hồn tĩnh lặng để suy ngẫm tìm về với chính mình, như một nốt lặng trầm quý giá trong bản nhạc cuộc sống thường nhật ồn ã sôi động.
      Đời người như một ly trà, không thể khổ cả đời, nhưng luôn phải khổ từng hồi.
      Đúng vậy, và mỗi chúng ta đều giống nhau, cũng trải qua những tháng ngày buồn vui, sầu khổ. Chỉ khác nhau ở chỗ cách mà mỗi chúng ta đối diện với những điều đang xảy ra với chính mình.
      Người sống đó, không phải là vì mong mỏi cuộc đời không có đau khổ, mà là chờ mong mình có thể từ trong nỗi đau mà trưởng thành, cảm ngộ, như vậy sẽ không còn đau khổ nữa.
      Tương tự như khi chúng ta ăn trái khổ qua, không cần phải mong mỏi xa vời khổ qua sẽ biến thành ngọt, mà đi lý giải vượt khỏi cái đắng trước mắt, nhận lấy sự ngọt ngào sau vị đắng dài lâu.
      Các bạn hãy cùng chúng tôi suy ngẫm về điều đó qua câu chuyện “Khổ tận cam lai”.

      Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng

      Người xưa từng nói : “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng” (Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn).
      Có thể thấy, bất cứ lời nói tùy ý nào đều đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ mang đến thiện lành, còn lời nói xấu làm tổn thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kẻ xấu tạo tin đồn làm hại người khác vẫn tự cho mình là kế hay, nhưng họ đâu biết rằng những gì chờ đợi phía trước lại là hận thù hay báo ứng.
      Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo”. Đối với người tu luyện mà nói, tu khẩu là một trong những điều quan trọng nhất trên con đường tu hành. Người tu luyện chân chính sẽ không nói dối, không nói lời ác độc, không nói lời ngông cuồng. “Ngồi im thường nghĩ lỗi của mình, trò chuyện không nói xấu người khác” – đó không chỉ là việc tu dưỡng cơ bản của các hành giả, mà còn là của mỗi người trong chúng ta.
      Ngôn ngữ là cây cầu kết nối giữa người với người, cũng là phương tiện quan trọng để chúng ta nhận thức thế giới bên ngoài. Vậy nên, nếu muốn nói rõ ràng, nói thú vị, làm người nghe vui vẻ hài lòng, dễ nghe lọt tai, thì hãy nói lời tốt đẹp!
      5-chieu-giai-nhiet-cho-tam-trang-ngay-he11430714238
      Miệng người giống như đao kiếm sắc bén, có thể mang đến điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh, nhưng cũng có thể dễ làm điều ác, gây họa cho người. Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta sẽ gặp không ít người có tài ăn nói, biết cách chuyện trò. Nhưng tiếc là khả năng nếu bị đặt nhầm chỗ, họ lại nói lời chanh chua cay nghiệt, không cho người khác có chút cơ hội để biểu đạt ý kiến. Trong cuộc sống thường ngày, nếu như ai đắc tội với họ, họ sẽ dùng hết khả năng miệng lưỡi, nghiến răng chửi bới, không ngừng cười nhạo châm biếm, dùng lời ác độc tấn công người khác. Họ sẵn sàng tiết lộ bí mật mười mấy năm hoặc chuyện riêng tư của người khác, làm người ta không còn thể diện, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, họ sẽ trở nên vô cùng đáng thương…
      Phật Thích Ca Mâu Ni từng dẫn dắt 500 tăng lữ đi đến đất nước Krishna hoang sơ lạc hậu để huyền dương Phật Pháp. Vì để cứu độ người có duyên, Mục Kiền Liên được lựa chọn làm người đầu tiên vào trong thành Krishna. Khi vị tôn giả nhìn thấy người Krishna có một số hành vi hoang đường không hợp lý, ngài liền mở miệng nói đạo lý nhân quả, thuyết rằng hành vi ngu si của dân chúng chắc chắn sẽ gặp quả báo và sẽ phải chịu khổ. Nghe những lời nói ấy, người Krishna không chấp nhận được, liền nổi giận đùng đùng đuổi Mục Kiền Liên ra ngoài thành, khiến chuyến đi đến nước Krishna của tôn giả trở thành vô ích.
      tai-hinh-nen-hoa-sen-dep-lung-linh-cho-laptop-11
      Sau đó, Phật Đà phái Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đi đến nước Krishna. Khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bước vào trong thành, ngài không lập tức tuyên truyền Phật Pháp, mà trước tiên khen ngợi người dân Krishna là cần cù siêng năng, thuần khiết lương thiện. Những lời lẽ tốt đẹp của ngài làm người Krishna hân hoan vui mừng. Cuối cùng, họ dâng hoa tươi, bát dĩa, trân bảo, và chân thành cúng dường. Nhờ đó, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã đưa người dân Krishna đến với đất Phật, cung kính đỉnh lễ với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và lắng nghe tâm Pháp của Phật Đà.

      Chỉ có tấm lòng rộng lớn mới có thể biểu hiện ra phong cách khoan dung, chỉ có một lòng không tư lợi mới có thể phát ra ánh sáng chân thành và lương thiện.

      Vì vậy, bằng trái tim từ bi và khuyến thiện, những lời tốt đẹp sẽ đem đến thiện duyên cho mỗi người. Khi nhìn thấy tài năng, tri thức, phẩm đức và thiện hạnh của người khác, hãy dùng lòng chân thành để tán dương, học hỏi, đồng thời xóa bỏ lòng đố kỵ và ngạo mạn của bản thân để mở rộng tâm lượng của chính mình. Nếu mỗi người đều nói lời tốt đẹp, chắc chắn cả xã hội chúng ta sẽ trường tồn trong thái yên ổn, thái bình.

      “Nếu con du học về đi làm thợ chụp ảnh đám cưới, liệu cha có thất vọng không?”

      Các bậc cha mẹ, trước mỗi vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống của trẻ, bạn sẽ để cho trẻ tự lựa chọn hay bạn sẽ lựa chọn cho chúng theo những quan niệm của mình?
      Nhà văn kiêm nhà làm phim Đài Loan – Tiểu Dã – đã từng đàm luận về vấn đề giáo dục giữa cha mẹ và con cái, ông nói rằng từ nhỏ ông đã lớn lên trong vấn đề “không lựa chọn” và “không biết lựa chọn”. Đối với ông, thậm chí việc mua quần áo cũng rất khó khăn, vì ông không hiểu bản thân mình muốn gì. Vì vậy, khi trở thành một người cha, ông rất cẩn thận khi đối diện với từng sự lựa chọn của con cái, luôn theo sát những quyết định trong cuộc sống của con.

      Nhưng ông tin rằng sự “lựa chọn” này, ngay cả dẫn đến điều không may, dù đi sai một đoạn đường vòng lớn, có lẽ chúng ta vẫn có thể đi được tới đích “đúng”, những kinh nghiệm chúng ta có được rốt cuộc đều hữu ích cả.

      Ông tin rằng mọi sự lựa chọn đều có ý nghĩa của nó, đều làm cho chúng ta trở thành “chúng ta của ngày hôm nay.”
      Từ nhỏ, Tiểu Dã thường bị cha dọa: “Con mà làm như thế, cuộc sống sẽ bị hủy hoại đó”, chính vì trưởng thành trong sự sợ hãi và không có cảm giác an toàn ấy, nên ông mới nói “Kể cả khi chọn sai, cuộc sống cũng sẽ không bị hủy hoại”, kỳ thực đây là ông đang tự cổ vũ bản thân khi bị dọa nạt từ nhỏ.
      Rất nhiều bậc cha mẹ trong chúng ta thường xuyên dọa nạt con trẻ với những từ ngữ miêu tả tương lai đáng sợ, rằng chúng sau này sẽ có nguy cơ “đi nhặt rác”, “đi ăn mày”… Bạn có nằm trong số đó không? Chúng ta thường bao biện rằng, vì muốn tốt cho tương lai con trẻ nên chúng ta làm thế…
      Sự lựa chọn cho tương lai
      Sau khi Bát Đầu, con trai của Tiểu Dã tốt nghiệp đại học, do không thể tìm được một công việc tốt, cậu muốn ra nước ngoài học điện ảnh. Chưa từng quay một bộ phim, chuyên ngành tốt nghiệp của cậu cũng không liên quan đến điện ảnh, vậy mà cậu lại đăng ký vào các trường top 10 về điện ảnh của Mỹ. Người trong ngành đã nhắc nhở rằng, ngay cả những người nhận được học bổng du học ở nước ngoài cũng sẽ không đăng ký như vậy. Bát Đầu nói với Tiểu Dã, ra nước ngoài học là rất tốn kém, đặc biệt là học làm phim, nếu không được học ở trường tốt, thì không nên du học. Kết quả sau khi bị từ chối hàng loạt, cậu nhận được lá thư cuối cùng, cậu đã được nhận vào Đại học Columbia ở New York.
      5 năm sau, Bát Đầu tốt nghiệp. Khi này cậu mới nói với cha rằng, thực tế từ một, hai năm trước đây, cậu đã không thể theo kịp, các giáo viên đã nhiều lần khuyên từ bỏ, nhưng cậu kiên quyết không chịu từ bỏ, cuối cùng vẫn có được tấm bằng tốt nghiệp nghiên cứu sinh.

      Trong con đường nhân sinh của Bát Đầu, luôn muốn những điều tốt nhất, cũng rất nỗ lực để giành được, nên càng phải chịu đựng nhiều khổ sở.

      Người khác có thể cười cho là cậu tham vọng hão huyền, nói rằng không thực tế, nhưng Tiểu Dã không như vậy. Kỳ thực ông rất hâm mộ Bát Đầu, thậm chí hy vọng bản thân cũng có được sự can đảm và kỳ vọng như vậy. Cách nghĩ của Tiểu Dã khi đó là:

      Kể cả có không học được, chỉ cần nghĩ sang một con đường khác là được, miễn là sẵn sàng gánh chịu hậu quả của mình, chịu trách nhiệm về những gì bản thân lựa chọn là được, cuộc sống sẽ không vì thế mà bị hủy hoại.

      Trưởng thành một cách vui vẻ là rất quan trọng
      Tiểu Dã tự nhận mình không phải là một người cha anh minh, và cũng không có kiến thức gì về nuôi dạy, và thậm chí ngay cả trường tiểu học nào tốt, trường trung học nào là trường chuyên, trường điểm cũng chẳng biết. Tuy nhiên, ông tin rằng để tự nhiên sẽ tốt hơn. Ông cảm thấy cách trưởng thành như vậy rất phong phú và vui vẻ, nhiều trải nghiệm cuộc sống, và ai giỏi vẫn sẽ là giỏi thôi.
      Ông cảm thấy “Việc trưởng thành một cách vui vẻ là hết sức quan trọng”, bởi vì nó sẽ có ảnh hưởng tới cách nhìn nhận thế giới và nhân sinh quan của một con người. Tiểu Dã không hiểu gì về việc giáo dục một cách chuẩn xác, đều chỉ dựa vào sự thành tâm và tin tưởng.

      Có rất nhiều người lớn trong cuộc đời đã từng làm nhiều việc sai trái hoặc đưa ra những lựa chọn sai lầm, có khi thật sự không bằng một đứa trẻ anh minh và hồn nhiên. Thế nên chúng ta vĩnh viễn cũng không thể biết được sự lựa chọn nào là tuyệt đối “chính xác”.

      Điều đầu tiên cần làm cho rõ đó là: Bạn là ai? Bạn muốn có một cuộc sống thế nào? Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả những sự lựa chọn của bạn. Cuộc sống không phải là đi tìm đáp án, mà là liên tục chất vấn bản thân mình.
      Nếu như chúng ta bị xúc động và ngưỡng mộ bởi sự thành danh của giáo sư Ngô Bảo Châu, và tìm ngay trường mà giáo sư Ngô Bảo Châu học thời niên thiếu, sau đó bằng mọi giá phải cho con vào đó học, thậm chí sẵn sàng đạp đổ cả cổng trường, liệu có chắc rằng con chúng ta sẽ thành giáo sư Ngô Bảo Châu trong tương lai không? Liệu đó có phải quyết định 100% đúng đắn của các bậc cha mẹ?
      Thức trắng đêm để xếp hàng trước cổng trường THCS Thực Nghiệm Hà Nội
      Thức trắng đêm để xếp hàng trước cổng trường PTCS Thực Nghiệm Hà Nội, nơi giáo sư Ngô Bảo Châu từng học trước đây.
      dap-cong-100-1354205903_500x0
      Đạp đổ cổng trường để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con
      Chẳng phải có rất nhiều nhà bác học xuất thân từ các ngôi trường nông thôn hết sức bình dị sao?
      Tiểu Dã còn nhớ sau khi Bát Đầu tốt nghiệp nghiên cứu sinh tại Mỹ và bắt đầu đi tìm việc làm, cậu đã từng hỏi ông: “Nếu như cuối cùng con trở thành một thợ chụp ảnh cưới, liệu cha có cảm thấy rất thất vọng vì đã lãng phí một đống tiền học phí cho con không?
      Ông trả lời một cách kiên quyết: “Không. Nếu như con hiểu rõ được sự lựa chọn ban đầu của mình là sai lầm, hoặc là ngành điện ảnh thực sự không có lối cho con đi tiếp, con phải đi làm thợ chụp ảnh cưới để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và con cái, thì có gì là không được? Mỗi ngày chúng ta đều nhìn thấy từng cặp tân nương tân lang vui vẻ quấn quýt bên nhau, cuộc sống sẽ tràn đầy niềm vui và hi vọng. Why not?
      Bát Đầu lại nói: “Nếu là như thế, căn bản là con không cần sang Mỹ học lâu như thế.”
      Tiểu Dã nói: “Nhưng đó là một quãng thời gian trải nghiệm rất quý báu, rất đáng giá, rất khó mà có được trong cuộc đời con, có thể giúp con làm được những gì con muốn, có thể giúp con biết trân quý quãng đường đời sau này của chính mình và của người khác, ta cảm thấy rất vui.”

      Nếu một người luôn thành công trên mọi bước đường, chưa bao giờ trải qua thất bại, người đó sẽ rất dễ sinh ra tâm kiêu ngạo, luôn cho rằng tất cả thành tựu là nhờ sự giỏi giang của mình, từ đó coi thường tất cả những người khác. Đó chẳng phải là sự thất bại trong cuộc sống của chính người đó hay sao?

      Bản thân Tiểu Dã khi còn học đại học, ông học chuyên ngành sinh vật, ngoài ra còn học thêm 2 năm nghiên cứu sinh tại đại học Y. Sau đó ông lấy được học bổng sang Mỹ làm tiến sỹ về sinh học phân tử, cuối cùng ông lại từ bỏ tất cả, nhìn lại không phải dường như đã lãng phí 10 năm sao? Sau đó ông bước vào làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, văn học, hành chính, xem ra không hề liên quan đến những thứ ông từng học.

      Nhưng cũng chính vì thế, mà ông không giống những người khác, và những tác phẩm của ông đã biểu đạt được những điều mà người khác không thể biểu đạt được.

      Dịch và biên soạn: Tuệ Minh, Phương Linh

      Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?

      Nếu như ngay cả việc nhỏ cũng không muốn làm, vậy sao có thể làm nên sự nghiệp lớn? Bất kể sự việc gì cũng đều không thể một bước mà thành tựu. Cũng như không ai có thể xây nhà lầu trên cát, tòa nhà trên không chỉ là điều hoang tưởng viễn vong mà thôi.
      Cổ nhân từng nói: “Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi”,nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà lại chủ quan thực hiện. Con người hiện đại thường nóng vội, tham công, hám lợi; khi gây dựng đại nghiệp, họ chỉ muốn một bước là thành tựu, một đêm là thành danh, một ngày là thành tài. Họ luôn xem “việc nhỏ” là tầm thường, nhưng lại quên mất rằng việc lớn nhờ có tích tiểu mà thành đại. Họ không xem trọng lỗi sai nhỏ, nhưng chính sơ suất nhỏ lại có thể gây ra sai lầm lớn, dẫn đến “mối hận ngàn năm”. Truyền thống văn hóa 5 ngàn năm qua đã để lại rất nhiều câu chuyện lịch sử, chứng minh cho đạo lý “nước chảy đá mòn”.
      gardens-good-small-backyard-waterfall-good-pure-water-nice-white-color-flowers-good-some-stone-nice-plants-green-color-leaf
      Người xưa cho rằng “tiểu trung hữu đại”, trong cái nhỏ có cái lớn, giọt nước nhỏ không ngừng chảy xuống có thể làm mòn đá, ngọn lửa nhỏ đủ để đốt cháy thảo nguyên, việc nhỏ không nhịn sẽ làm rối mưu lớn, việc tốt mỗi ngày một chút ít đủ để kết nhiều thiện duyên. Bất cứ “đại thiện” nào cũng cần tích lũy từ “tiểu thiện” mà thành. Không ai có thể một bước trở thành anh hùng, muốn thành đại sự, thì cần làm từ việc nhỏ trước tiên.

      Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?

      Thời Đông Hán có một thiếu niên tên là Trần Phiên. Trần Phiên tự cho mình bất phàm, vậy nên một lòng muốn gây dựng sự nghiệp lớn. Một hôm, người bạn Tiết Cần đến thăm, nhìn thấy tiểu Trần sống một mình trong căn nhà vô cùng bẩn thỉu, liền nói với bạn: “Nho tử sao không quét dọn để tiếp đãi khách?”. Trần Phiên trả lời: “Đại trưởng phu xử thế, nên quét thiên hạ, sao lo một nhà?”. Tiết Cần liền lập tức đáp lại : “Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ?”. Trần Phiên hiểu ra và không thể nói được lời nào (trích trong “Hậu Hán Thư”).
      (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
      (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
      Hoài bão muốn “quét thiên hạ” của Trần Phiên là điều không sai, nhưng vấn đề nằm ở chỗ cậu không ý thức được rằng “quét thiên hạ” chính là bắt đầu từ “quét một nhà”; “quét thiên hạ” bao hàm cả “quét một nhà”, chứ không phải “quét một nhà” là không thể làm nên đại nghiệp.
      Nếu như ngay đến việc nhỏ cũng không làm, hỏi sao có thể làm nên sự nghiệp lớn? Trong “Khuyến học”, nhà tư tưởng nổi tiếng thời Chiến quốc Tuân Tử từng nói: Không tích bước đi, không đạt được ngàn dặm, không tích dòng chảy nhỏ, không thể thành biển sông. Trí huệ của các bậc thánh hiền thời xưa cho chúng ta thấy rằng, cho dù làm chuyện gì cũng không thể một bước là thành. Vì vậy, chính từ từng việc nhỏ, tích lũy tiến bộ từng chút một, cuối cùng mới có thể thành tựu một việc lớn.

      Hành trình ngàn dặm, khởi đầu dưới bước chân

      Câu thành ngữ “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ” (Đi ngàn dặm, bắt đầu từ dưới bước chân) xuất phát từ  “Lão Tử – chương 46”. Lão tử đã dùng rất nhiều ví dụ để nói lên rằng sự vật luôn phát triển từ nhỏ đến lớn. Ông nói: “Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt; cửu tằng chi đài, khởi vu lũy thổ; thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ”. Nghĩa là, cây to dùng hai tay mới ôm hết là sinh trưởng từ cành non nhỏ bé; đài cao chín tầng là được xây từ một mô đất mà thành; lộ trình hàng ngàn dặm xa như vậy cũng bắt đầu từ bước thứ nhất dưới chân.
      (Ảnh: Pixabay)
      (Ảnh: Pixabay)
      Trong “Vi học”, nhà văn Bành Đoan của đời Thanh từng kể một câu chuyện sau đây: Tại biên giới Tứ Xuyên có hai hòa thượng, một người nghèo khổ, còn một người thì giàu có. Khi hai vị hòa thượng chuẩn bị đến Nam Hải Triều Thánh để lễ Phật, hòa thượng giàu nói với hòa thượng nghèo: “Mấy năm nay ta luôn dự tính thuê một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông xuống Nam Hải, nhưng vẫn chưa thể thực hiện được, còn ông thì dựa vào gì mà đi chứ?”
      Một năm sau, hòa thượng nghèo từ Nam Hải Triều Thánh quay về, trong khi hòa thượng giàu vẫn chưa chuẩn bị xong chuyến đi. Ông kể rằng, trải qua một năm lội nước đường dài, chỉ dựa vào một chiếc bình nước và một cái bát đựng cơm nguội, ông đã hoàn thành được tâm nguyện của mình. Hòa thượng giàu nghe xong xấu hổ không nói nên lời. Không thể chỉ dừng lại ở miệng lưỡi, mà phải làm bằng cả ý chí và sức lực thì mới mong đạt được thành công.
      Lịch sử có ghi chép nhiều bậc học giả với học thức uyên bác và tài hoa xuất chúng. Đây không phải là thành quả của một sớm một chiều, cũng không phải của tài năng thiên phú. Thực tế, họ đã phải ngồi rách đệm lót hay mài thủng đá mài mực, thì mới có thể học thành tài.

      Vì vậy, “Thiên lý chi hành, thủy vu túc hạ” thể hiện ý chí của một người lập chí lập nghiệp, cần phải mắt nhìn nơi xa, tay làm việc nhỏ, vừa không thể xa rời thực tế, lại càng không nói lời rỗng tuếch, và chỉ có một ý chí kiên định, không ngại gian khó mới có thể thực hiện mơ ước.

      (Ảnh: Pixabay)
      (Ảnh: Pixabay)

      Ngu Công dời núi

      “Ngu Công dời núi” là một truyện cổ được ghi chép trong cuốn “Liệt tử – Thang vấn thiên”. Tại phía nam Kí Châu, bờ bắc Hoàng Hà, có hai ngọn núi cao tên là Thái Hành và Vương Ốc – bán kính hai ngọn núi dài 700 dặm, chiều cao lên đến mấy vạn thước. Ở phía bắc của hai ngọn núi có một ông lão tên là Ngu Công, tuổi đã gần 90. Hai ngọn núi cản trở đường đi hướng bắc, dù ra hay vào đều phải đi đường vòng rất xa, khiến Ngu Công vô cùng đau đầu trước tình huống này. Hôm đó, ông triệu tập cả nhà lại để cùng nhau thảo luận, làm thế nào để có con đường thông thoáng dẫn thẳng đến phía nam Dự Châu, bờ nam Hán Thủy. Với ước nguyện như vậy, ông quyết định san bằng hai ngọn núi này. Ngày hôm sau, Ngu Công lựa chọn ba cháu trai có thể đảm nhiệm trọng trách, cùng theo ông đi đục đá, đào đất, sau đó lại đem số đất đá vừa đào bới được chuyển đến khu vực gần biển Bột Hải.
      Con tem minh họa câu chuyện Ngu Công dời núi (Ảnh: Internet)
      Con tem minh họa câu chuyện Ngu Công dời núi (Ảnh: Internet)
      Người hàng xóm Hà Khúc Trí Sưu cười nhạo Ngu Công, cho rằng đám người nhân lực ít ỏi, núi lại cao như vậy, làm sao có thể san bằng hai ngọn núi này? Nhưng Ngu Công vẫn kiên định: “Cho dù tôi chết rồi, tôi còn có con trai mà; con trai lại sinh cháu trai, cháu trai lại sinh con trai, con trai lại sinh con trai nữa, và con trai lại tiếp tục sinh cháu trai… Con con cháu cháu là không bao giờ hết cả, nhưng hai ngọn núi này đâu thể mọc cao hơn, cũng không thể to ra hơn – Tôi có gì phải lo lắng là không san bằng được nó chứ ?” Hà Khúc Trí Sưu nghe Ngu Công nói như vậy, tâm phục khẩu phục, nín lặng không nói nên lời.
      Dù ở độ tuổi gần đất xa trời, nhưng ông lão Ngu Công không vì tuổi già sức yếu mà khoanh tay đứng nhìn. Ông tâm niệm “tích tiểu thành đại”, cho dù mỗi ngày chỉ có thể dời đi một chút đất đá, nhưng theo ngày theo tháng, ông cũng sẽ dời được ngọn núi to. Tinh thần và ý chí kiên định ấy làm cảm động Thiên đế, ngài bèn lệnh cho con trai của Đại lực thần Khoa Nga Thị di dời hai ngọn núi này. Từ đó về sau, phía nam của Kí Châu và bờ nam của Hán Thủy không còn có núi cao ngăn cản nữa.
      (Ảnh: Internet)
      (Ảnh: Internet)

      “Thái Sơn chẳng quản gom từng hạt đất, nhờ vậy mà cao lớn; sông biển không kén dòng nhỏ to, vậy nên càng rộng lớn”. Bất cứ một việc thiện nào cũng là từng hạt đất, cũng là từng dòng nhỏ. Bắt đầu làm từ việc nhỏ, mỗi ngày một việc tốt, một câu nói thiện lương, một nụ cười rạng rỡ, một ly trà ấm nóng,… cứ như thế mà tích tiểu thiện thành đại đức.

      Lão tử cho rằng: “Phu duy lận, thị vị tảo phục, thị vị trọng tích đức”, nghĩa là, đàn ông keo kiệt, là để sớm có sự chuẩn bị cho tương lai, là vì xem trọng việc tích lũy công đức. Nếu trong bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng không bỏ qua những việc thiện nhỏ, thì nhất định sẽ có ngày thành công. Tương tự như vậy, đừng tưởng việc ác nhỏ mà lại chủ quan thực hiện, bởi mỗi việc ác nhỏ khi tích lũy lâu ngày cũng sẽ kết thành đại họa.

      Đừng tưởng ác nhỏ mà làm

      La Đại Kinh là người Tống triều, từng viết cuốn sách tên là “Hạc Lâm Ngọc Lộ”, trong đó kể một câu chuyện: Khi Trương Quai Nhai làm Sùng Dương Lệnh, ông phát hiện quan sứ quản lý phủ khố đã lấy ra một khoản tiền rất nhỏ để dùng vào việc riêng trong nhiều ngày trời, vì vậy, ông phán xử quan sứ phải chịu trượng hình (đánh đòn). Quan sứ không phục, Trương Quai Nhai liền viết ra giấy, phán: “Một ngày một tiền, ngàn ngày một ngàn, dây cưa đứt gỗ, giọt nước xuyên đá.” Ý nói là mỗi ngày chỉ trộm một đồng, nhưng một ngàn ngày sau sẽ là một ngàn đồng, tích lũy lâu ngày sẽ thành một số tiền không ít của nhiều ngày, giống như dùng dây thừng kéo qua kéo lại ma sát khúc gỗ, khúc gỗ có lớn thì sau cũng đứt đoạn; hay như giọt nước không ngừng nhỏ xuống mặt đá, tảng đá dù cứng đến đâu cũng có ngày bị xuyên thủng.
      “Thái Sơn chẳng quan gom từng hạt đất, nhờ vậy mà cao lớn” (Ảnh: Wikipedia)
      “Thái Sơn chẳng quản gom từng hạt đất, nhờ vậy mà cao lớn” (Ảnh: Wikipedia)

      Biện pháp phòng ngừa

      Từng ý từng niệm trong đời người đều vô cùng quan trọng. Một chuyện nhỏ không đáng kể nhưng lại có thể thay đổi cả một con người. Từng chút vụn vặt trong cuộc sống ngày thường đều là tích ít mà thành nhiều, tích tiểu mà thành đại. Một chuyện nhỏ có thể gây ra sai lầm lớn, vậy nên cần có biện pháp phòng ngừa.
      “Sử Ký” có ghi chép một câu chuyện kể về Cơ Tử. Một lần, Trụ Vương nhận được đôi đũa ngà voi đã vô cùng thích thú. Cơ Tử nhìn thấy, liền than thở nói: “Đũa ngà voi chắc chắn không thể phối với đồ gốm, mà phải phối với chén khắc bằng sừng tê giác, ly bằng ngọc trắng. Có ly ngọc rồi, bên trong chắc chắn không thể đựng canh rau dại và cơm nấu bằng gạo thô, mà phải là đựng sơn hào hải bị mới tương xứng. Ăn sơn hào hải vị rồi thì sẽ không muốn mặc áo quần xấu xí, cũng không muốn ở nhà tranh đơn sơ, mà phải mặc áo gấm quần lụa, ngồi xe sang trọng, ở nhà rộng lầu cao. Nếu cứ như vậy thì phẩm vật của thương nhân trong nước chúng ta sẽ không thể thỏa mãn dục vọng của vua, mà còn phải đi thu gom mọi vật kỳ quái và trân quý của các nước phương xa. Phân tích từ đôi đũa ngà voi, ta thấy được kết quả của tương lai sau này, không kìm được nỗi lo lắng cho vua.”
      Trụ Vương và Đát Kỷ
      Trụ Vương và Đát Kỷ
      Cuối cùng, điều lo lắng của Cơ Tử đã trở thành hiện thực. Dục vọng của Trụ Vương quả nhiên càng ngày càng lớn. Ông xây Trích Tinh Lâu và Lộc Đài, lấy rượu làm ao, treo thịt làm rừng, thu thập đồ chơi trân quý của khắp nơi, khiến cho dân oán dân than, dẫn đến việc Châu Vũ Vương khởi binh phạt Trụ. Sau khi Trụ Vương bại trận, ông đã tự thiêu mình trong ngọn lửa rừng rực tại Lộc Đài.

      Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập

      Câu nói “Thiên lý chi đê, hội vu nghĩ huyệt” (Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập) xuất phát từ “Hàn Phi Tử – Dụ Lão” của Hàn Phi.
      “Bờ kè ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến; Nhà cao trăm tầng, vì khói trong ống khói mà cháy”, nghĩa là, một tổ kiến nhỏ bé, có thể khiến bờ kè cao trăm dặm đổ sập, cũng như vậy, chuyện nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra họa lớn.
      Bờ kè ngàn dặm cũng có thể sập vì hang kiến (Ảnh: Pixabay)
      Bờ kè ngàn dặm cũng có thể sập vì hang kiến (Ảnh: Pixabay)
      Tương truyền Trung Hoa thời xưa có một thôn trang gần bờ sông Hoàng Hà. Vì để phòng chống lụt lội, nông dân trong thôn xây đắp một bờ kè kiên cố. Ngày nọ, một người nông dân lớn tuổi vô tình phát hiện ra lỗ kiến, chỉ trong chốc lát đã sinh sôi nảy nở nhiều lên. Trong lòng ông tự hỏi, những lỗ kiến này có ảnh hưởng đến an toàn của bờ kè hay không? Ông định quay về thôn báo cáo, trên đường đúng lúc gặp con trai mình. Sau khi nghe xong ý định của cha, con trai ông lão tỏ ra không chút quan tâm và nói rằng: Bờ kè kiên cố như vậy, còn sợ mấy con kiến nhỏ bé sao? Buổi tối hôm đó, mưa gió bão bùng, mực nước dâng cao, nước sông dữ dội từ các lỗ kiến chảy vào liên tục, cuối cùng bờ kè nổ tung, làm ngập một vùng thôn trang và ruộng vườn bên sông.

      Việc nhỏ có thể thành tựu một người, nhưng việc nhỏ cũng có thể làm hủy hoại một con người, thậm chí một quốc gia. Vậy nên mới có câu: “Mang chí lớn, nể tiểu tiết”. Bắt đầu từ việc nhỏ, từ xung quanh mình, chân đi vững bước, sau đó ắt thành tựu tự mình.


      Thiên Thanh biên dịch

      LÊN ĐẦU TRANG