Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng

Người xưa từng nói : “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời độc lạnh người sáu tháng ròng” (Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn).
Có thể thấy, bất cứ lời nói tùy ý nào đều đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ mang đến thiện lành, còn lời nói xấu làm tổn thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Kẻ xấu tạo tin đồn làm hại người khác vẫn tự cho mình là kế hay, nhưng họ đâu biết rằng những gì chờ đợi phía trước lại là hận thù hay báo ứng.
Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo”. Đối với người tu luyện mà nói, tu khẩu là một trong những điều quan trọng nhất trên con đường tu hành. Người tu luyện chân chính sẽ không nói dối, không nói lời ác độc, không nói lời ngông cuồng. “Ngồi im thường nghĩ lỗi của mình, trò chuyện không nói xấu người khác” – đó không chỉ là việc tu dưỡng cơ bản của các hành giả, mà còn là của mỗi người trong chúng ta.
Ngôn ngữ là cây cầu kết nối giữa người với người, cũng là phương tiện quan trọng để chúng ta nhận thức thế giới bên ngoài. Vậy nên, nếu muốn nói rõ ràng, nói thú vị, làm người nghe vui vẻ hài lòng, dễ nghe lọt tai, thì hãy nói lời tốt đẹp!
5-chieu-giai-nhiet-cho-tam-trang-ngay-he11430714238
Miệng người giống như đao kiếm sắc bén, có thể mang đến điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh, nhưng cũng có thể dễ làm điều ác, gây họa cho người. Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta sẽ gặp không ít người có tài ăn nói, biết cách chuyện trò. Nhưng tiếc là khả năng nếu bị đặt nhầm chỗ, họ lại nói lời chanh chua cay nghiệt, không cho người khác có chút cơ hội để biểu đạt ý kiến. Trong cuộc sống thường ngày, nếu như ai đắc tội với họ, họ sẽ dùng hết khả năng miệng lưỡi, nghiến răng chửi bới, không ngừng cười nhạo châm biếm, dùng lời ác độc tấn công người khác. Họ sẵn sàng tiết lộ bí mật mười mấy năm hoặc chuyện riêng tư của người khác, làm người ta không còn thể diện, lòng tự trọng bị tổn thương nặng nề, họ sẽ trở nên vô cùng đáng thương…
Phật Thích Ca Mâu Ni từng dẫn dắt 500 tăng lữ đi đến đất nước Krishna hoang sơ lạc hậu để huyền dương Phật Pháp. Vì để cứu độ người có duyên, Mục Kiền Liên được lựa chọn làm người đầu tiên vào trong thành Krishna. Khi vị tôn giả nhìn thấy người Krishna có một số hành vi hoang đường không hợp lý, ngài liền mở miệng nói đạo lý nhân quả, thuyết rằng hành vi ngu si của dân chúng chắc chắn sẽ gặp quả báo và sẽ phải chịu khổ. Nghe những lời nói ấy, người Krishna không chấp nhận được, liền nổi giận đùng đùng đuổi Mục Kiền Liên ra ngoài thành, khiến chuyến đi đến nước Krishna của tôn giả trở thành vô ích.
tai-hinh-nen-hoa-sen-dep-lung-linh-cho-laptop-11
Sau đó, Phật Đà phái Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đi đến nước Krishna. Khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bước vào trong thành, ngài không lập tức tuyên truyền Phật Pháp, mà trước tiên khen ngợi người dân Krishna là cần cù siêng năng, thuần khiết lương thiện. Những lời lẽ tốt đẹp của ngài làm người Krishna hân hoan vui mừng. Cuối cùng, họ dâng hoa tươi, bát dĩa, trân bảo, và chân thành cúng dường. Nhờ đó, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã đưa người dân Krishna đến với đất Phật, cung kính đỉnh lễ với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và lắng nghe tâm Pháp của Phật Đà.

Chỉ có tấm lòng rộng lớn mới có thể biểu hiện ra phong cách khoan dung, chỉ có một lòng không tư lợi mới có thể phát ra ánh sáng chân thành và lương thiện.

Vì vậy, bằng trái tim từ bi và khuyến thiện, những lời tốt đẹp sẽ đem đến thiện duyên cho mỗi người. Khi nhìn thấy tài năng, tri thức, phẩm đức và thiện hạnh của người khác, hãy dùng lòng chân thành để tán dương, học hỏi, đồng thời xóa bỏ lòng đố kỵ và ngạo mạn của bản thân để mở rộng tâm lượng của chính mình. Nếu mỗi người đều nói lời tốt đẹp, chắc chắn cả xã hội chúng ta sẽ trường tồn trong thái yên ổn, thái bình.

“Nếu con du học về đi làm thợ chụp ảnh đám cưới, liệu cha có thất vọng không?”

Các bậc cha mẹ, trước mỗi vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống của trẻ, bạn sẽ để cho trẻ tự lựa chọn hay bạn sẽ lựa chọn cho chúng theo những quan niệm của mình?
Nhà văn kiêm nhà làm phim Đài Loan – Tiểu Dã – đã từng đàm luận về vấn đề giáo dục giữa cha mẹ và con cái, ông nói rằng từ nhỏ ông đã lớn lên trong vấn đề “không lựa chọn” và “không biết lựa chọn”. Đối với ông, thậm chí việc mua quần áo cũng rất khó khăn, vì ông không hiểu bản thân mình muốn gì. Vì vậy, khi trở thành một người cha, ông rất cẩn thận khi đối diện với từng sự lựa chọn của con cái, luôn theo sát những quyết định trong cuộc sống của con.

Nhưng ông tin rằng sự “lựa chọn” này, ngay cả dẫn đến điều không may, dù đi sai một đoạn đường vòng lớn, có lẽ chúng ta vẫn có thể đi được tới đích “đúng”, những kinh nghiệm chúng ta có được rốt cuộc đều hữu ích cả.

Ông tin rằng mọi sự lựa chọn đều có ý nghĩa của nó, đều làm cho chúng ta trở thành “chúng ta của ngày hôm nay.”
Từ nhỏ, Tiểu Dã thường bị cha dọa: “Con mà làm như thế, cuộc sống sẽ bị hủy hoại đó”, chính vì trưởng thành trong sự sợ hãi và không có cảm giác an toàn ấy, nên ông mới nói “Kể cả khi chọn sai, cuộc sống cũng sẽ không bị hủy hoại”, kỳ thực đây là ông đang tự cổ vũ bản thân khi bị dọa nạt từ nhỏ.
Rất nhiều bậc cha mẹ trong chúng ta thường xuyên dọa nạt con trẻ với những từ ngữ miêu tả tương lai đáng sợ, rằng chúng sau này sẽ có nguy cơ “đi nhặt rác”, “đi ăn mày”… Bạn có nằm trong số đó không? Chúng ta thường bao biện rằng, vì muốn tốt cho tương lai con trẻ nên chúng ta làm thế…
Sự lựa chọn cho tương lai
Sau khi Bát Đầu, con trai của Tiểu Dã tốt nghiệp đại học, do không thể tìm được một công việc tốt, cậu muốn ra nước ngoài học điện ảnh. Chưa từng quay một bộ phim, chuyên ngành tốt nghiệp của cậu cũng không liên quan đến điện ảnh, vậy mà cậu lại đăng ký vào các trường top 10 về điện ảnh của Mỹ. Người trong ngành đã nhắc nhở rằng, ngay cả những người nhận được học bổng du học ở nước ngoài cũng sẽ không đăng ký như vậy. Bát Đầu nói với Tiểu Dã, ra nước ngoài học là rất tốn kém, đặc biệt là học làm phim, nếu không được học ở trường tốt, thì không nên du học. Kết quả sau khi bị từ chối hàng loạt, cậu nhận được lá thư cuối cùng, cậu đã được nhận vào Đại học Columbia ở New York.
5 năm sau, Bát Đầu tốt nghiệp. Khi này cậu mới nói với cha rằng, thực tế từ một, hai năm trước đây, cậu đã không thể theo kịp, các giáo viên đã nhiều lần khuyên từ bỏ, nhưng cậu kiên quyết không chịu từ bỏ, cuối cùng vẫn có được tấm bằng tốt nghiệp nghiên cứu sinh.

Trong con đường nhân sinh của Bát Đầu, luôn muốn những điều tốt nhất, cũng rất nỗ lực để giành được, nên càng phải chịu đựng nhiều khổ sở.

Người khác có thể cười cho là cậu tham vọng hão huyền, nói rằng không thực tế, nhưng Tiểu Dã không như vậy. Kỳ thực ông rất hâm mộ Bát Đầu, thậm chí hy vọng bản thân cũng có được sự can đảm và kỳ vọng như vậy. Cách nghĩ của Tiểu Dã khi đó là:

Kể cả có không học được, chỉ cần nghĩ sang một con đường khác là được, miễn là sẵn sàng gánh chịu hậu quả của mình, chịu trách nhiệm về những gì bản thân lựa chọn là được, cuộc sống sẽ không vì thế mà bị hủy hoại.

Trưởng thành một cách vui vẻ là rất quan trọng
Tiểu Dã tự nhận mình không phải là một người cha anh minh, và cũng không có kiến thức gì về nuôi dạy, và thậm chí ngay cả trường tiểu học nào tốt, trường trung học nào là trường chuyên, trường điểm cũng chẳng biết. Tuy nhiên, ông tin rằng để tự nhiên sẽ tốt hơn. Ông cảm thấy cách trưởng thành như vậy rất phong phú và vui vẻ, nhiều trải nghiệm cuộc sống, và ai giỏi vẫn sẽ là giỏi thôi.
Ông cảm thấy “Việc trưởng thành một cách vui vẻ là hết sức quan trọng”, bởi vì nó sẽ có ảnh hưởng tới cách nhìn nhận thế giới và nhân sinh quan của một con người. Tiểu Dã không hiểu gì về việc giáo dục một cách chuẩn xác, đều chỉ dựa vào sự thành tâm và tin tưởng.

Có rất nhiều người lớn trong cuộc đời đã từng làm nhiều việc sai trái hoặc đưa ra những lựa chọn sai lầm, có khi thật sự không bằng một đứa trẻ anh minh và hồn nhiên. Thế nên chúng ta vĩnh viễn cũng không thể biết được sự lựa chọn nào là tuyệt đối “chính xác”.

Điều đầu tiên cần làm cho rõ đó là: Bạn là ai? Bạn muốn có một cuộc sống thế nào? Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả những sự lựa chọn của bạn. Cuộc sống không phải là đi tìm đáp án, mà là liên tục chất vấn bản thân mình.
Nếu như chúng ta bị xúc động và ngưỡng mộ bởi sự thành danh của giáo sư Ngô Bảo Châu, và tìm ngay trường mà giáo sư Ngô Bảo Châu học thời niên thiếu, sau đó bằng mọi giá phải cho con vào đó học, thậm chí sẵn sàng đạp đổ cả cổng trường, liệu có chắc rằng con chúng ta sẽ thành giáo sư Ngô Bảo Châu trong tương lai không? Liệu đó có phải quyết định 100% đúng đắn của các bậc cha mẹ?
Thức trắng đêm để xếp hàng trước cổng trường THCS Thực Nghiệm Hà Nội
Thức trắng đêm để xếp hàng trước cổng trường PTCS Thực Nghiệm Hà Nội, nơi giáo sư Ngô Bảo Châu từng học trước đây.
dap-cong-100-1354205903_500x0
Đạp đổ cổng trường để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1 cho con
Chẳng phải có rất nhiều nhà bác học xuất thân từ các ngôi trường nông thôn hết sức bình dị sao?
Tiểu Dã còn nhớ sau khi Bát Đầu tốt nghiệp nghiên cứu sinh tại Mỹ và bắt đầu đi tìm việc làm, cậu đã từng hỏi ông: “Nếu như cuối cùng con trở thành một thợ chụp ảnh cưới, liệu cha có cảm thấy rất thất vọng vì đã lãng phí một đống tiền học phí cho con không?
Ông trả lời một cách kiên quyết: “Không. Nếu như con hiểu rõ được sự lựa chọn ban đầu của mình là sai lầm, hoặc là ngành điện ảnh thực sự không có lối cho con đi tiếp, con phải đi làm thợ chụp ảnh cưới để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình và con cái, thì có gì là không được? Mỗi ngày chúng ta đều nhìn thấy từng cặp tân nương tân lang vui vẻ quấn quýt bên nhau, cuộc sống sẽ tràn đầy niềm vui và hi vọng. Why not?
Bát Đầu lại nói: “Nếu là như thế, căn bản là con không cần sang Mỹ học lâu như thế.”
Tiểu Dã nói: “Nhưng đó là một quãng thời gian trải nghiệm rất quý báu, rất đáng giá, rất khó mà có được trong cuộc đời con, có thể giúp con làm được những gì con muốn, có thể giúp con biết trân quý quãng đường đời sau này của chính mình và của người khác, ta cảm thấy rất vui.”

Nếu một người luôn thành công trên mọi bước đường, chưa bao giờ trải qua thất bại, người đó sẽ rất dễ sinh ra tâm kiêu ngạo, luôn cho rằng tất cả thành tựu là nhờ sự giỏi giang của mình, từ đó coi thường tất cả những người khác. Đó chẳng phải là sự thất bại trong cuộc sống của chính người đó hay sao?

Bản thân Tiểu Dã khi còn học đại học, ông học chuyên ngành sinh vật, ngoài ra còn học thêm 2 năm nghiên cứu sinh tại đại học Y. Sau đó ông lấy được học bổng sang Mỹ làm tiến sỹ về sinh học phân tử, cuối cùng ông lại từ bỏ tất cả, nhìn lại không phải dường như đã lãng phí 10 năm sao? Sau đó ông bước vào làm việc trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, văn học, hành chính, xem ra không hề liên quan đến những thứ ông từng học.

Nhưng cũng chính vì thế, mà ông không giống những người khác, và những tác phẩm của ông đã biểu đạt được những điều mà người khác không thể biểu đạt được.

Dịch và biên soạn: Tuệ Minh, Phương Linh

Sự nổi loạn tư duy: 5 lý do đừng cố học quá giỏi kiểu VN


Cập nhật : 07:41 | 13/06/2015


Trong bài viết đang gây sự chú ý của những người quan tâm tới giáo dục, bạn Hoàng Huy viết: “Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc". Dưới đây là nội dung bài viết.
Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.
Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !
nổi loạn của tư duy, học giỏi kiểu Việt Nam
 Học sinh Phần Lan trong giờ học
1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!
2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!
3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.
4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.
5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.
Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.
Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!
Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.
Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel.
Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp.
Ghi chú: Đã gọi là sự “nổi loạn của tư duy” nên xin mời bạn phản đối thoải mái dưới comment nêu muốn.
  • Hoàng Huy

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Chức năng của nền giáo dục

CHIÊM NGHIỆM CUỘC ĐỜI
THINK ON THESE THINGS
J. Krishnamurti
Biên dịch: Lê Tuyên – Hiệu đính: Lê Gia


---------------------------------

Tôi không biết đã bao giờ chúng ta tự hỏi mình xem giáo dục là gì chưa. Tại sao chúng ta lại đến trường, tại sao chúng ta lại học nhiều môn học khác nhau, tại sao chúng ta phải vượt qua các kỳ thi và cạnh tranh với nhau nhằm giành thứ hạng tốt nhất? Cái được gọi là nền giáo dục này là gì? Đây thật sự là một vấn đề quan trọng, không những đối với học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh, giáo viên và với tất cả những ai yêu trái đất này. Tại sao chúng ta phải được giáo dục để chỉ vượt qua các kỳ thi và tìm được một công việc làm? Hay chức năng của nền giáo dục là giúp chúng ta thấu hiểu được toàn bộ cuộc sống? Việc có được một công việc làm và kiếm sống là điều cần thiết – nhưng đó có phải là tất cả không? Bạn được giáo dục chỉ để được như thế thôi sao? Rõ ràng, cuộc sống không chỉ là những công việc, một nghề nghiệp; cuộc sống là một cái gì đó vô cùng rộng lớn và sâu sắc hơn, nó là một bí ẩn không giới hạn, nó là một thế giới bao la, mà chúng ta tồn tại trong vai trò là con người. Nếu chúng ta chỉ tự trang bị nhằm tìm cách kiếm sống thì chúng ta sẽ bỏ nhỡ cuộc sống này; việc thấu hiểu cuộc sống này là điều quan trọng hơn nhiều so với việc trang bị cho các kỳ thi và trở nên tinh thông về toán học, vật lý học hoặc những gì bạn muốn.

Thế nên, dù chúng ta là giáo viên hay học sinh, điều quan trọng là chúng ta cần phải tự hỏi mình xem tại sao chúng ta lại làm công việc giáo dục hoặc được giáo dục, không phải sao? Chim chóc, hoa cỏ, cây cối, bầu trời, trăng sao, sông suối, vân vân – tất cả những thứ này là cuộc sống. Cuộc sống là người giàu và kẻ nghèo; cuộc sống là cuộc đấu tranh liên tục giũa các nhóm người, chủng loài và quốc gia; cuộc sống là sự chiêm nghiệm thiền định; cuộc sống là những gì mà chúng ta gọi là tín ngưỡng, cuộc sống cũng là những gì tiềm ẩn trong tâm hồn – ganh tị, tham vọng, đam mê, đố kỵ, lo sợ, thỏa mãn, ưu phiền. Tất cả những thứ này và còn nhiều nhiều nữa chính là cuộc sống. Nhưng chúng ta thường chỉ tự trang bị nhằm tìm hiểu một góc nhỏ của cuộc sống này. Chúng ta vượt qua các kỳ thi, tìm thấy một công việc, kết hôn, sinh con cái và ngày càng thêm máy móc. Chúng ta không ngừng lo sợ về cuộc sống này. Vậy thì, chức năng của giáo dục là giúp ta thấu hiểu được toàn bộ cuộc sống, hay chức năng của giáo dục là chỉ giúp chúng ta có được một công việc làm?

Điều gì đã xảy ra cho tất cả chúng ta khi chúng ta trở thành các chàng trai, cô gái trưởng thành? Bạn đã bao giờ tự hỏi mình rằng bạn sẽ làm gì khi bạn trưởng thành chưa? Rõ ràng là bạn sẽ kết hôn, trước khi bạn biết được rằng mình đang ở đâu thì bạn đã trở thành các bà mẹ và các ông bố; và rồi bạn sẽ bị trói chặt vào công việc, hoặc nhà bếp, rồi bạn sẽ dần dần tiều tụy. Đó là tất cả những gì sẽ diễn ra trong đời bạn ư? Bạn đã bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi này chưa? Bạn không cần phải đặt ra cho mình câu hỏi này sao? Nếu gia đình bạn giàu có thì bạn có thể có được một địa vị khá tốt, cha bạn có thể cho bạn một công việc tốt, hoặc bạn có thể cưới được một người vợ hay một người chồng giàu có; nhưng rồi đời bạn cũng sẽ suy tàn, phân rã. Bạn nhận thấy rõ điều này chưa?

Chắc chắn là, nền giáo dục sẽ trở thành vô nghĩa trừ khi nó giúp bạn thấu hiểu được cuộc sống bao la này cùng với mọi điều bí ẩn phía sau nó, cùng với vẻ đẹp tuyệt vời của nó, cùng với những vui buồn của nó. Bạn có thể có nhiều bằng cấp, bạn có thể có một công việc tốt, nhưng rồi sao nữa? Những thứ đó sẽ có ý nghĩa gì khi tâm hồn bạn luôn mờ đục, mệt mỏi, chán chường? Vậy thì, trong khi bạn còn trẻ, bạn không cần phải tìm hiểu xem cuộc sống là gì sao? Chức năng của nền giáo dục không phải là giúp bạn có được trí thông minh tìm hiểu tất cả những rắc rối này sao? Bạn có biết trí thông minh là gì không? Rõ ràng nó là khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt, không hề bị gò ép bởi bất kỳ một lo sợ hay một thể thức nào, nhờ đó bạn có thể tự khám phá được mọi sự thật; nhưng nếu bạn lo sợ thì bạn chẳng bao giờ thông minh sáng suốt. Bất kỳ hình thức nào của tham vọng, dù thiêng liêng hay trần tục, đều dung dưỡng những lo sợ, thế nên tham vọng không giúp chúng ta tạo ra được một tâm hồn trong sáng, mộc mạc, thanh khiết, trinh nguyên, sáng suốt.

Bạn biết đấy, điều quan trọng trong khi bạn còn trẻ là bạn cần được sống trong môi trường mà ở đó không tồn tại bất kỳ sự lo sợ nào; chúng ta sợ sự sống, chúng ta sợ mất việc, chúng ta sợ truyền thống, chúng ta sợ dư luận, chúng ta sợ những gì chồng hoặc vợ mình có thể nói, chúng ta sợ chết. Hầu hết chúng ta đều có những lo sợ ở một hình thức nào đó; nơi nào có lo sợ thì nơi đó không có sự sáng suốt. Cuộc sống thật sự luôn tươi đẹp, nó không phải là thứ xấu xa mà chúng ta đã tạo ra. Bạn chỉ có thể thưởng thức vẻ đẹp của nó, sự sâu sắc của nó, vẻ yêu kiều của nó khi bạn cự tuyệt mọi thứ - tín ngưỡng, truyền thống, xã hội mục nát hiện nay – nhờ đó mà bạn có thể tự khám phá được đau là sự thật. Không phải để bắt chước noi theo mà là để khám phá – đó chính là chức năng của nền giáo dục, không đúng sao? Việc rập khuôn theo những gì xã hội hoặc cha mẹ hoặc thầy cô hướng dẫn là việc dễ dàng. Đó dường như là một lối sống an toàn; nhưng đó không phải là cuộc sống vì trong lối sống luôn tồn tại những lo sợ, khủng hoảng, chết chóc. Sống nghĩa là tự khám phá được đâu là sự thật, bạn chỉ có thể làm được điều này khi bạn có được sự tự do, khi trong lòng bạn tồn tại cuộc cách mạng không ngừng.

Nhưng không ai khuyến khích bạn làm điều này; không ai bảo bạn phải đặt câu hỏi, hãy thử tìm hiểu Thượng đế là gì, vì nếu bạn đứng lên tự tìm hiểu như thế thì bạn sẽ trở thành mối nguy hại cho tất cả những gì đang sai lạc đang tồn tại. Cha mẹ bạn và xã hội muốn bạn sống một cách an toàn, bạn cũng muốn sống một cách an toàn. Sự sống một cách an toàn thường có nghĩa là sống trong sự bắt chước, sự rập khuôn, sự theo đuôi một ai đó, thế nên trong sự sống đó luôn tồn tại những lo sợ. Chắc chắn chức năng của nền giáo dục là nhằm giúp mỗi người trong chúng ta có thể sống tự do và không lo sợ, không phải sao? Để có thể tạo ra một môi trường mà ở đó không tồn tại bất kỳ lo sợ nào thì chính bạn và các nhà sư phạm cần phải suy nghĩ thật nhiều về vấn đề này.

Bạn có biết điều này có ý nghĩa gì không – một môi trường không tồn tại lo sợ có ý nghĩa gì? Chúng ta phải tạo ra một môi trường như thế vì chúng ta nhận thấy rằng thế giới này không ngừng bị mắc kẹt bởi những cuộc chiến tranh bất tận; được dẫn dắt bởi các chính trị gia không ngừng tìm kiếm quyền lực; đây là một thế giới của luật sư, cảnh sát và quân đội, của những người tham vọng không ngừng tìm kiếm địa vị và tất cả họ đang đấu đá lẫn nhau để có được thứ này. Có những người được gọi là thánh nhân, được gọi là mộ đạo, họ cũng muốn địa vị, quyền lực, trong kiếp này hoặc trong kiếp sau. Đây là một thế giới điên loạn, hoàn toàn nhiễu loạn, người ta không ngừng cạnh tranh đấu đá lẫn nhau để tìm đến được nơi an toàn, quyền lực và địa vị. Thế giới này bị xé nát bởi những đức tin mâu thuẩn nhau, bởi đẳng cấp, giai cấp, tầng lớp, quốc gia, mọi hình thức xuẩn ngốc khác nhau… Đây là thế giới mà bạn đang được giáo dục để hòa nhập vào trong nó. Bạn được khuyến khích hãy hòa nhập theo một khuôn khổ nào đó của xã hội thảm khốc này; cha mẹ bạn muốn bạn làm điều đó, bạn muốn hòa nhập cùng nó.

Vậy thì, chức năng của nền giáo dục chỉ nhằm giúp bạn hòa nhập theo một khuôn mẫu nào đó của xã hội nhiễu loạn này, hay là nhằm giúp bạn có được sự tự do – hoàn toàn tự do để phát triển và tạo ra một xã hội khác, một thế giới khác? Chúng ta muốn có sự tự do không phải trong tương lai mà ngay lúc này, nếu không thế thì tất cả chúng ta có thể bị diệt vong. Chúng ta phải lập tức tạo ra một môi trường tự do nhờ đó bạn có thể sống và tự khám phá cho chính mình xem đâu là sự thật, nhờ đó bạn trở nên sáng suốt, nhờ đó bạn có thể đối mặt với thế giới này và thấu hiểu được nó, không chỉ thích nghi với nó, nhờ đó mà trong tâm lý bạn luôn cự tuyệt mọi thứ, vì chỉ có ai luôn cự tuyệt những gì xưa cũ mới có thể khám phá đâu là sự thật – chứ không phải là những người chỉ biết rập khuôn, máy móc, theo đuổi. Chỉ khi bạn không ngừng tìm hiểu, quan sát học tập, thì bạn mới có thể tìm được sự thật, chân lý, Thượng đế, hoặc tình yêu. Bạn không thể tìm hiểu, quan sát, học tập, ý thức sâu sắc, nếu bạn luôn sợ hãi. Thế nên, chức năng của nền giáo dục, rõ ràng thế, là đẩy lùi những lo sợ đã và đang hủy diệt nhân loại và tình yêu trong nhân loại.


LÊN ĐẦU TRANG