Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận - Vương Trí Nhàn

Lối tính toán thiển cận
(Lương Dũ Thúc, Nông cổ mím đàm, năm 1901)

Cách đại thương(1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí(2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm. Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông(3) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.
(1) buôn bán lớn.
(2) bỏ tiền của ra sử dụng.
(3) bán hoa quả bông trái.

Mê tín gây nhiều lãng phí
(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, năm 1915)

Lễ kỳ(1) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết, bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(1) kỳ đây là cầu.
(2) xa xôi cách trở.


Không ai chuyên nhất việc gì
(Tân Việt(*) Mỗi người một việc - Đông Pháp thời báo, năm 1928)

Các nước phú cường, người nào làm việc gì. Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.
Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá , hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.
(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe giọng thì người viết ở đây có lễ là Diệp Văn Kỳ(?)

Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc
(Phạm Quỳnh, Giải nghĩa đồng hóa, Nam Phong, năm 1931)

Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa(1), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa(2) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh(3), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để(4) cho tinh túy.
Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.
Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.
Một người trí não không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khô cạn đi - một người như thế không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.
Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.
Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?
(1) tiếp nhận
(2) biến cải
(3) ngón nghề, mánh lới
(4) gốc rễ, cơ bản

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

"Vì tương lai con em chúng ta" kiểu gì vậy?


Cập nhật : 02:44 | 06/06/2015


“Mỗi khi các bà mẹ Việt Nam lên tiếng “Chị/tớ/em giờ chỉ tập trung lo cho con cái thôi, sức đâu mà lo chuyện ngoài xã hội!”, là mình lại vô cùng bối rối, vì mình không thể nào giải thích được thế nào mới là “lo cho con cái” theo định nghĩa của họ”.
Mỗi khi than thở về những vấn đề như môi trường, tham nhũng, bầu cử, biểu tình, bất công..., mình luôn bị các bà mẹ (và cả các ông bố) phủ đầu, với lý lẽ là vì mình còn một mình, còn rảnh rỗi, thừa hơi nên mới lo chuyện linh tinh.
Lời khuyên luôn là khi mình có gia đình, con cái như các bạn/anh/chị ấy, mình sẽ thấy lo cho gia đình mình là quan trọng nhất. Đặc biệt như các chị, giờ chỉ mong yên ổn để tập trung kiếm tiền nuôi con, để lo cho tương lai của con cái là mệt lắm rồi, lấy đâu ra hơi sức để mà lo chuyện bao đồng nữa.
Nhưng mình lại thấy tất cả các vấn đề trên thực ra ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai con cái chúng ta.
con em, dạy con, nuôi con, làm mẹ
Bạn muốn tương lai như thế nào cho trẻ em ở Việt Nam? Ảnh minh họa
Hãy nhìn bản thân, nhìn xung quanh xem, có phải bạn đang chọn trồng cây rái, rau xanh tại nhà để tránh ăn bẩn. Chọn làm bình lọc trong nhà để không bị uống nước bẩn. Chọn bịt mặt bịt mũi ra đường để chống bụi. Chọn cho con học trường đắt tiền để con có tuổi thơ. Chọn đút lót cô giáo để con cái không bị trù dập.
Chọn đút tiền bác sĩ để họ làm đúng chức trách. Chọn chạy việc cho con. Chọn nai lưng ra đi làm thêm làm nếm để bù đắp lại tiền lương thiếu hợp lý. Chọn mua thêm bảo hiểm bên ngoài dù đã bị bắt buộc mua bảo hiểm của nhà nước. Chọn dạy con phải “khôn ngoan” khi ra đời, vì “xã hội đầy phức tạp”.
Thật ra, tại sao bạn không nghĩ tới việc tất cả cùng trồng cây sạch để công chức không phải đi làm cái việc của nông dân (điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu nhà chức trách phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, vì bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cho người dân là việc mà chúng ta đã phải trả thuế cho Cục Vệ sinh và An toàn Thực phẩm).
Tại sao không nghĩ tới việc phải đấu tranh để có được nguồn nước sử dụng trong sạch (và đây chính là chuyện môi trường, vấn đề mà đáng lẽ Bộ Môi trường phải có trách nhiệm). Sao không nghĩ đến việc yêu cầu các cơ quan chuyên trách phải đảm bảo việc quy hoạch phù hợp, bảo vệ môi trường để đi ra ngoài đường nếu ta bịt mặt là vì sợ đen chứ không phải sợ bụi.
Sao không nghĩ đến việc đấu tranh để người làm công ăn lương có đồng lương xứng đáng, phù hợp hơn, để mỗi người có thể yên tâm lo cho cuộc sống với công việc chân chính của mình (nếu ai thích giàu có thì xin mời, cứ đi làm thêm, nhưng phải đi làm thêm để đủ mức sống tối thiểu là không phù hợp với định nghĩa của chữ tiền lương).
Có như vậy họa chăng mới hết hiện tượng giáo viên, bác sĩ, công chức nhũng nhiễu, vì nếu họ sống vui vẻ với đồng lương, bên cạnh cơ chế nghiêm minh, những hành vi nhũng nhiễu sẽ dẫn tới khả năng bị sa thải, cân nhắc thiệt hại sẽ khiến họ chọn làm tốt công việc của mình để giữ được chỗ.
Tựu trung, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không nghĩ tới việc đấu tranh để có một xã hội minh bạch, nơi ở đó pháp luật được coi trọng, và “xã hội phức tạp” được thay thế bằng việc “tôi không làm gì sai với luật pháp, tôi không sợ”?
Rõ ràng, những vấn đề tưởng đao to búa lớn ấy thực ra là các vấn đề thiết thân, ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên lên cuộc sống của từng người hàng ngày.
Quay lại chuyện tương lai con cái. Bạn muốn con mình trở thành người thế nào? Tử tế, có cuộc sống hạnh phúc?
Bạn thực sự nghĩ rằng bạn có thể dạy con thành người tử tế, khi chính bản thân các bạn đang bị cuốn theo cái xã hội đầy xấu xa, và các bạn không thèm làm gì khác ngoài nương theo cái xấu xa ấy để sống? Bạn dạy con thật thà bằng việc đút tiền cho thầy cô, bác sĩ, cảnh sát giao thông và bao nhiêu dịch vụ công khác nữa?
Bạn dạy con chính trực với việc đi mua việc cho con? Bạn dạy con sáng tạo với việc răm rắp nghe theo những bất công, những điều vô lý đầy rẫy quanh bạn? Các bạn đang sống đầy khốn khổ, và các bạn lại chọn không làm gì, vậy dựa vào đâu mà các bạn hy vọng con cái mình sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc?
Mình cực kỳ hoang mang khi cân nhắc tới việc sinh con. Nhưng mình còn hoang mang hơn nữa khi nhìn thấy phản ứng của tầng lớp có học trong xã hội Việt Nam trước những bất công của xã hội.
Có con là mong ước chính đáng của mỗi người, và mình thực sự khâm phục sự dũng cảm của phụ nữ Việt Nam khi họ dám sinh con trong xã hội này, như thể họ chẳng thấy nó có vấn đề gì cả.
Chưa cần nói tới chuyện mong muốn con cái khi trưởng thành trở thành người “khiêm tốn - thật thà - dũng cảm”, mình sợ với môi trường độc hại ở Việt Nam - nơi mình đang bị đầu độc, và con mình sẽ bị đầu độc từ trong bụng đến khi ra đời - không biết mình có sống để nuôi được nó tới lúc trưởng thành hay không?
Hoặc giả, con mình có thể sống đến lúc trưởng thành để bắt đầu hành trình “tự diễn biến” sao cho “phù hợp” cái cái xã hội này không nữa? Mình không nhìn thấy bất cứ một tương lai tốt đẹp nào cho con cái mình, nếu mình cứ “kệ” như cách các bạn chọn.
Đấy, vì mình nghĩ thế, nên mỗi khi các bà mẹ Việt Nam lên tiếng “Chị/tớ/em giờ chỉ tập trung lo cho con cái thôi, sức đâu mà lo chuyện ngoài xã hội!”, là mình lại vô cùng bối rối, vì mình không thể nào giải thích được thế nào mới là “lo cho con cái” theo định nghĩa của họ.
(TheoHà LinhNhịp Cầu Thế Giới)

Chuyện về nữ tu Têrêsa

Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.
Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.
Cách đây không lâu có cuốn sách về “Nữ tu truyền giáo Têrêsa”, có lẽ nhiều người đều biết những câu chuyện về nữ tu Têrêsa rất đáng xem, điều này không có gì lạ. Nữ tu Têrêsa là người cả đời không làm việc vì kim tiền, bà chỉ biết dâng hiến vì người nghèo khổ. Với Trung Quốc, bà nhiều lần xin chính quyền Trung Quốc cho mở tổ chức từ thiện để chăm sóc cho những người nghèo khổ, nhưng chính quyền Trung Quốc đã từ chối và trả lời: “Trung Quốc không có người nghèo”.
Nữ tu Têrêsa một đời sống vì những người nghèo khổ trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã hưởng ứng theo kêu gọi của bà. Trước khi lâm chung bà nói: “Tôi ân hận là không mang Phúc âm truyền được cho người nghèo ở Trung Quốc, tôi đã rơi nước mắt rất nhiều vì những người nghèo ở Trung Quốc.”
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng nói: “Tôi không đáng xách dép cho nữ tu Têrêsa.”
Nữ tu Têrêsa sinh ngày 26/8/1910, năm 12 tuổi bà đã có chí trở thành nhà tu hành. Năm 18 tuổi bà vào tu viện và được gọi là nữ tu Têrêsa. Sau đó bà được đưa đến sống tại Ấn Độ.
Nữ tu Têrêsa đến Ấn Độ năm 18 tuổi và sống ở đó liên tục. Mùa hè năm 1952, vì tình yêu và sự tôn nghiêm với người nghèo, bà cho thành lập ở Calcutta, Ấn Độ “Ngôi nhà cho người hấp hối”.
Một cô gái 18 tuổi thân vô gia cư, thế mà hàng ngày làm việc đẩy một cái xe nhỏ đi khắp nơi, từ những đống rác, khu kênh rạch, cửa giáo đường, những bậc thềm công trình công cộng… để tìm những người bệnh thoi thóp, những đứa trẻ bị bỏ rơi, người già hấp hối, rồi lại đi khắp nơi kiếm đồ ăn cho họ, kiếm thuốc cho họ chữa bệnh, tìm thầy thuốc giúp đỡ họ…
Nhiều người tận mắt chứng kiến nữ tu Têrêsa dìu một người ăn mày từ rãnh nước bẩn chân bị ruồi nhặng ấu trùng ăn, thấy bà kề trán vào sát bên một người bệnh hấp hối, thấy bà giành một đứa bé đang khóc từ mõm một con chó, thấy bà ôm chặt trong lòng một người bệnh AIDS, họ nói với bà: Chúa yêu Người, đang ở trên trời đợi Người…
p6651151a523743006-ss
Năm 1979, nữ tu Têrêsa được giải Nobel hòa bình. Khi đó bà mặc bộ sari chỉ đáng giá 1 USD bước lên bục nhận giải thưởng. Cho dù gặp mặt Tổng thống hay phục vụ người nghèo khổ, bà đều mang bộ đồ này, bà không có bộ nào khác. Phía dưới đài ngồi toàn những quý nhân có thân thế lẫy lừng nhưng bà như không thấy ai, trong mắt bà chỉ có người nghèo. Thế rồi bầu không khí bên dưới chợt lặng ngắt như tờ.

“Vinh hạnh này, cá nhân tôi không xứng đáng, tôi chỉ xin thay mặt cho tất cả những người nghèo đói, người bệnh tật, người cô độc đến đây để nhận giải thưởng này, vì tôi tin họ muốn gửi giải này cho tôi, để thừa nhận người nghèo cũng có sự tôn nghiêm”.

Nữ tu Têrêsa đã nói như thế. Bà lấy danh nghĩa người nghèo khổ để nhận giải, chính là vì cả cuộc đời bà vì người nghèo khổ mà sống.
Khi bà biết bữa tiệc trong lễ trao giải Nobel tốn 7000 USD, bà thỉnh cầu Chủ tịch Hội nghị bỏ buổi tiệc này, bà nói: “Mọi người dùng số tiền này chỉ chiêu đãi 135 người, nhưng nó có thể đủ cho 15000 người ăn một ngày”. Thế là bữa tiệc đã bị hủy bỏ. Nữ tu dùng số tiền này cùng 400.000 Franc Thụy Sĩ tiền quyên góp, và toàn bộ phần thưởng giải Nobel, gồm cả huy chương giải Nobel mà mọi người ngưỡng mộ đem bán lấy tiền, tất cả đều dâng hiến cho người nghèo.

Đối với bà, huy chương mà không biến thành tiền phục vụ người nghèo thì không có giá trị gì.

Từ năm 1928 khi bà đến Ấn Độ đến năm 1980, những người làm việc cùng bà đã lên đến hơn 139.000 người, được phân bố trên toàn thế giới. Họ không có bất cứ đãi ngộ nào, ngay cả giấy chứng nhận cũng không có, họ không cần những thứ này, thứ duy nhất họ cần là lòng hy sinh và dâng hiến.
p6651152a894869735-ss
Bà lập ra Hội nữ tu truyền giáo nhân ái có tài sản hơn 400 triệu USD, nhưng cuộc đời bà lại luôn sống trong nghèo khổ, nơi bà ở chỉ có hai đồ điện gia dụng: cái đèn và cái điện thoại. Toàn bộ tài sản của bà là bức tượng Chúa Giê-su, 3 bộ quần áo, 1 đôi giầy xăng-đan. Bà cố gắng khiến mình trở thành người nghèo để phục vụ cho người nghèo nhất, các tu sĩ nam và nữ của bà đều nguyện làm những người nghèo, vì chỉ như thế thì những người nghèo được họ phục vụ mới cảm thấy mình được tôn trọng.

Trong tâm niệm của bà, cho tình yêu và sự tôn nghiêm còn quan trọng hơn cả cho lương thực và quần áo.

Bà có hơn 600 tổ chức chi nhánh tại 127 quốc gia, bà phát triển tổ chức từ thiện trên toàn thế giới với tốc độ nhanh nhất mà hiệu quả cao nhất. Chỉ trong năm 1960, bà đã lập ra 26 trung tâm thu nhận trẻ em trên toàn Ấn Độ.
Thế nhưng tổng bộ của bà chỉ có hai nữ tu và một cái máy đánh chữ kiểu cũ. Văn phòng làm việc của bà chỉ có một cái bàn, một cái ghế. Bà tiếp đón người đến thăm trên khắp thế giới luôn trên cương vị công việc: khu bình dân, viện mồ côi, nhà thương cho người sắp qua đời, viện cho người bệnh hủi, nơi thu nhận người bệnh AIDS… Khách của bà có: giới ngân hàng, doanh nhân, chính trị gia, sinh viên, diễn viên, người mẫu, tiểu thư nhà giàu, thống đốc bang của Mỹ…
p6651153a97653708-ss
Hiệu trưởng Đại học Đài Loan Lý Gia Đồng cũng từng từ ngàn dặm xa xôi đến với bà để làm những việc cả đời ông hiếm khi phải làm: rửa chén, mặc quần áo cho bệnh nhân, đun nước nấu ăn, giặt đồ, đưa thuốc, vận chuyển thi thể… Ông nói:

“Đến giờ tôi mới biết xưa nay tôi luôn trốn tránh những nỗi bất hạnh và bần cùng của con người, xưa nay tôi chưa có tình yêu thực sự.”

Sau này Nam Tư xảy ra nội chiến, nữ tu Têrêsa lại đi hỏi một vị tướng chỉ huy cuộc chiến, bà nói phụ nữ và trẻ em trong khu chiến sự không thoát được, vị tướng kia trả lời: “Nữ tu à, tôi muốn ngừng chiến nhưng đối phương không muốn, tôi cũng không còn cách nào”. Têrêsa nói:“Vậy thì tôi đành phải đi!” Thế là Têrêsa đi vào trong khu chiến sự, hai bên vừa nghe nữ tu Têrêsa đi vào khu chiến sự liền ngay lập tức ngừng bắn, sau khi bà đưa phụ nữ và trẻ em ra, hai bên lại bắn nhau tiếp.
Sau khi tin tức này truyền đến Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư ký Kofi Annan ca ngợi: Việc thế này đến tôi cũng làm không được. Trước đây Liên Hiệp Quốc từng mấy lần can thiệp nhưng vẫn không cách nào khiến nội chiến Nam Tư ngừng bắn, từ đó có thể thấy sức mạnh nhân cách của nữ tu Têrêsa có sức thuyết phục thế nào.
p6651154a662946991-ss
Khi bà qua đời tại Ấn Độ, tổ quốc Serbia của bà muốn đưa bà về nước an táng, nhưng Thủ tướng Ấn Độ đã đặc biệt gọi cho lãnh đạo Serbia mong để bà an táng tại Ấn Độ. Người Ấn Độ xem sự qua đời của bà là “mất đi một người mẹ”. Thủ tướng Ấn Độ nói:

Bà là vị thiên sứ hiếm thấy, là biểu tượng của ánh sáng và hy vọng, bà đã lau nước mắt cho hàng hà sa số những người nghèo khổ, bà đã mang đến cho nước Ấn Độ niềm vinh hạnh to lớn.

Ấn Độ làm quốc tang cho bà. Ngày đưa tang, trên người bà phủ một lá cờ Ấn Độ, thi hài của bà được 12 người Ấn Độ khiêng, tất cả những người Ấn Độ có mặt đều quỳ xuống, gồm cả Thủ tướng Ấn Độ. Khi thi hài của bà đi qua các phố phường, toàn bộ người Ấn Độ trên những tòa nhà hai bên đường đều xuống dưới quỳ trên mặt đất để thể hiện niềm tôn kính cao nhất với vị Thiên sứ của tình yêu.
p6651155a810302426-ss
p6651156a37330219
Theo NTDTV
Tinh Vệ biên dịch
LÊN ĐẦU TRANG