Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Bàn về Thiên nhiên và Môi trường (1)

---------------------------------



Tôi không hiểu liệu bạn đã từng khám phá sự liên hệ của bạn với thiên nhiên hay chưa? Không có sự liên hệ ‘đúng đắn’, chỉ có hiểu rõ được sự liên hệ. Sự liên hệ đúng đắn hàm ý sự chấp nhận thuần túy một công thức, giống như tư tưởng đúng đắn. Tư tưởng đúng đắn và suy nghĩ đúng đắn là hai sự việc khác biệt. Tư tưởng đúng đắn chỉ là đang tuân phục theo điều  gì  là  đúng  đắn,  điều  gì  là  đáng  kính,  trái  lại  suy  nghĩ đúng đắn là chuyển động; nó là sản phẩm của sự hiểu rõ, và hiểu rõ liên tục đang trải qua sự bổ sung, sự thay đổi. Tương tự, có một khác biệt giữa sự liên hệ đúng đắn, và hiểu rõ được sự liên hệ của chúng ta với thiên nhiên. ... Sự liên hệ của chúng ta với thiên nhiên (thiên nhiên bao gồm những con sông, những cái cây, những con chim đang vùn vụt bay qua, những con cá dưới nước, những khoáng sản dưới lòng đất, những thác nước và những cái ao nông) là gì? Sự liên hệ của bạn với chúng là gì?

Hầu hết chúng ta không nhận biết được sự liên hệ đó. Chúng ta không bao giờ nhìn một cái cây, hay nếu chúng ta có nhìn, nó kèm theo ý định sử dụng cái cây đó, hoặc ngồi dưới bóng râm của nó, hoặc chặt nó xuống để làm gỗ. Nói cách khác, chúng ta nhìn những cái cây với mục đích thực tế; chúng ta không bao giờ nhìn một cái cây mà không chiếu rọi chính chúng ta và không lợi dụng chúng cho sự thuận tiện của chúng ta. Chúng ta đối xử với quả đất và những sản phẩm của nó trong cùng cách. Không có tình yêu quả đất, chỉ có lợi dụng quả đất. Nếu người ta thực sự thương yêu quả đất, sẽ có sự tiết kiệm trong sử dụng những sự vật của quả đất. Đó là, nếu chúng ta muốn hiểu rõ sự liên hệ của chúng ta với quả đất, chúng ta nên rất cẩn thận trong việc sử dụng những sự vật của quả đất. Hiểu rõ được sự liên hệ của người ta với thiên nhiên cũng khó khăn như hiểu rõ được sự liên hệ của người ta với người hàng xóm, người vợ, và con cái của người ta. Nhưng chúng ta chẳng thèm để ý gì đến nó, chúng ta không bao giờ ngồi xuống để nhìn ngắm những vì sao, mặt trăng, hay những cái cây. Chúng ta quá bận rộn bởi những hoạt động chính trị và xã hội. Chắc chắn, những hoạt động này là những tẩu thoát khỏi chính chúng ta, và tôn thờ thiên nhiên cũng là một tẩu thoát khỏi chính chúng ta. Chúng ta luôn luôn đang lợi dụng thiên nhiên, hoặc như một tẩu thoát hoặc cho những mục đích thực tế – thật ra, chúng ta không bao giờ chấm dứt sự lợi dụng để thương yêu quả đất hoặc những sự vật của quả đất. Chúng ta không bao giờ thưởng thức những cánh đồng màu mỡ, mặc dù chúng ta sử dụng chúng để nuôi ăn và nuôi mặc cho chúng ta. Chúng ta không bao giờ thích trồng trọt bằng bàn tay của chúng ta – chúng ta mắc cở khi làm việc bằng bàn tay của chúng ta. Có một việc lạ thường xảy ra khi bạn làm việc với quả đất bằng bàn tay của bạn. Nhưng công việc này chỉ được thực hiện bởi những giai cấp thấp; rõ ràng chúng ta, những giai cấp cao, quá quan trọng nên không sử dụng bàn tay của chúng ta được! 

Thế là chúng ta đã mất đi sự liên hệ của chúng ta với thiên nhiên. Nếu một lần chúng ta hiểu rõ sự liên hệ của nó, ý nghĩa thực sự của nó, vậy thì chúng ta sẽ không phân chia tài sản thành tài sản của bạn và tài sản của tôi; mặc dù người ta có lẽ sở hữu một mảnh đất và xây dựng một ngôi nhà trên nó, nó không phải là ‘ngôi nhà của tôi’ hay ‘ngôi nhà của bạn’ trong ý nghĩa độc quyền – nó sẽ còn nhiều hơn là một phương tiện của chỗ ở. Bởi vì chúng ta không thương yêu quả đất và những sự vật của quả đất mà chỉ lợi dụng chúng. Chúng ta trở nên vô cảm với vẻ đẹp của một thác nước, chúng ta đã mất đi sự hiệp thông cùng sự sống, chúng ta không bao giờ ngồi ngả lưng vào một thân cây. Và bởi vì chúng ta không thương yêu thiên nhiên, chúng ta không biết làm thế nào để thương yêu những con người và những thú vật. Hãy đi xuống đường phố và quan sát những con bò kéo xe bị hành hạ đến chừng nào, những cái đuôi của chúng bị tơi tả. Bạn lắc đầu và nói, ‘Tội nghiệp quá!’ Nhưng chúng ta đã mất đi ý thức của nhân hậu, nhạy cảm đó, sự phản ứng đến những sự vật của vẻ đẹp đó; và chỉ trong sự mới mẻ lại của nhạy cảm đó chúng ta mới có thể có hiểu rõ được sự liên hệ đúng đắn là gì. Nhạy cảm không hiện diện trong treo một vài bức tranh, trong vẽ một cái cây, hay cài một vài bông hoa trên mái tóc của bạn; nhạy cảm hiện diện chỉ khi nào quan niệm ích kỷ được xóa sạch. Điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể sử dụng quả đất; nhưng bạn phải sử dụng quả đất trong mức độ như nó được dành cho sử dụng. Quả đất hiện diện ở đó để được thương yêu, để được chăm sóc, không phải để bị phân chia như quả đất của bạn hay quả đất của tôi. Thật dốt nát khi trồng một cái cây trong một mảnh đất và gọi nó là ‘cái cây của tôi’. Chỉ khi nào người ta được tự do khỏi tình trạng độc quyền mới có thể có được nhạy cảm, không chỉ cùng thiên nhiên, mà còn cả cùng những con người và cùng những thách thức liên tục của sống.


*Tác phẩm: BÀN VỀ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (On Nature The Environment), Jiddu Krishnamurti.
*Người dịch: Ông Không, năm 2010.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LÊN ĐẦU TRANG