1. Đối tượng của quan sát
Chữ quán hay quan là một chữ quan trọng trong tư tưởng Phật giáo. Quán là xem, nhìn xem một cách chú ý. Trung Quán trong Trung Quán Luận là quán vềTrung, nghĩa là Quán Niết bàn.
Đọc lại chương XXV, của Trung Quán Luận, phần Quán Niết bàn:
Nhược nhất thiết pháp không,
Vô sanh vô diệt giả
Hà đoạn hà sở diệt,
Nhi xưng vi Niết bàn?
Đối tượng của quán sát chính là quán sát; đối tượng chính là biểu tượng; biểu tượng chỉ Hố thẳm bằng con đường dịch hoá pháp: Biểu tượng không phải là Hố thẳm trên bình diện Tục Đế (samvrti-satya); biểu tượng tự phá hủy biểu tượng để nhảy thẳng vào Hố thẳm trên bình diện Chân đế (paramàrtha-satya); Hố thẳm chính là nhất thiết, nói rõ hơn chính là nhất thiết pháp mà nhất thiết pháp chính là không: sùnya.
Câu đầu của bài kệ đặt lên đối tượng của sự quán sát và đồng thời phá hủy chính đối tượng ấy, vì đối tượng là Niết bàn mà Niết bàn không phải là đối tượng: Niết bàn chỉ là Niết bàn khi đối tượng, biểu tượng, hình tượng, ảnh tượng đã được phá hủy toàn triệt.
Câu đầu chứa đựng tất cả ý nghĩa của Trung Quán Luận: “nhất thiết pháp không”.
“Nhất thiết” dịch ra chữ Phạn là Sarva “pháp” tức là “dharma”, “không” là “Sùnya”. Ba chữ “Sarva”, “dharma” và “Sùnya” là ba chữ quan trọng trong tư tưởng Phật giáo.
Câu đầu gồm năm chữ:
“Nhược nhất thiết pháp không”.
Chữ quan trọng nhất trong câu trên là chữ “nhược” có nghĩa là “ví bằng” nói lên tính cách giả định của ngôn từ, của biểu tượng.
Đối tượng của quán sát được xây dựng trên sự giả định của biểu tượng, cứu cánh của sự giả định ấy là tự phá hủy tính cách giả định và giả danh để nhảy thẳng vào Hố thẳm của chân lý.
Chữ quán trong quán niết bàn mang ý nghĩa huyền bí, gần gần như chữ vision mystique của Tây phương hoặc chữ voir của Teilhard de Chardin (cf. Le Milieu Divin, Editions du Seuil, 1957, trang 25).
2. Ý nghĩa của toàn thể
Chữ “nhất thiết” (tất cả, hết thảy) gần ý nghĩa “en pánta” của Héraclite; trong bàiTín tâm minh của tổ Tăng Xán của Thiền tông, chúng ta thấy nhất thiết được định nghĩa rõ ràng như vầy:
nhất tức nhất thiết
nhất thiết tức nhất.
“Toàn thể” ở đây không có nghĩa nói chung tất cả các thể: đây là Hố thẳm phân chia sự khác nhau giữa Nâgârjuna và Hegel (cf. Phénoménologie de l’esprit, cuốn I, bản dịch của Hyppolite, tr.18); nhất thiết ở đây chính là Tính; chính câu đầu trong bài kệ đã nói rõ là “nhất thiết pháp”; do đó “nhất thiết” chính là Tính, Tánh; “nhất thiết pháp” chính là Pháp Tánh, Pháp Tính.
3. Tương thể giữa pháp và không
“Nhất thiết pháp không” có nghĩa là “pháp tánh là không”; nói khác đi, Tánh làKhông, mà Pháp cũng là Không. Tương thế giữa Pháp và Không là tương thế giữa Không và Không; nói khác đi là Không của Không hay Không Không(Sùnyata-Sùnyata)
4. Con đường của biểu tượng
Con đường của biểu tượng chỉ có giá trị trên thực tế; biểu tượng là hình ảnh; con đường cũng là hình ảnh; con đường của Trung Quán Luận là hình ảnh của Hố thẳm, mà Hố thẳm thì hoàn toàn siêu việt, không phải là hình ảnh; do đó tất cả con đường, tất cả biểu tượng, tất cả hình ảnh đều là những giới hạn của đời sống ý thức; những giới hạn ấy mở phương trời cho tôi thấy Hố thẳm, cho tôi xem, chú ý xem “bản lai diện mục”: “bộ mặt thực” của tôi chính là Niết bàn; quán Niết bàn tức là giải phóng toàn triệt, không còn phải bị trói buộc vào biểu tượng, không còn phải đi trên bất cứ một con đường nào hết, dù là con đường chân lý.
5. Biểu tượng về Niết bàn
Tại sao gọi là Niết bàn, tại sao lại gọi tên cho cái không có và không tên? Không sinh không diệt thì tại sao phải đoạn mà tại sao nói đến sở diệt. Hãy để ý chữ hàtrong câu
hà đoạn hà sở diệt
nhi xưng vi Niết bàn?
Chữ hà là chữ quan trọng đánh dấu sự trở về của biểu tượng trong sân khấu biểu tượng; chữ hà (làm sao, thế nào, đâu?) cũng không có lý do tồn tại, vì Niết bàn cũng như đoá hồng của nhà thần bí Angelus Silesius mà Heidegger dùng mở phương trời cho tư tưởng trong quyển Principe de Raison để phá hủy nguyên tắc, đi vào Nguyên lý của chính tiến trình biểu tượng để đưa Tính thể nhảy vào Hố thẳm: “Sein: der Abgrund” (cf. Heidegger, Der Satz vom Grund, Neske, Pfullingen, 1957, p.93).
Niết bàn không còn là biểu tượng, gọi là Niết bàn là gọi tên cho cái gì không tên mà cũng chẳng có thực thể (bhàvasunyatà), mà cũng không vô thể (abhàvasùnyatà).
Kết luận thì Niết bàn chỉ là Nhược, mà Nhược chính là giả định, giả danh, vì thế chữ Phạn có chữ “paramàrtha-sùnyatà” để chỉ rằng Niết bàn không có thực, mà không có thực không có nghĩa là không có, vì vốn là vô sinh và vô diệt, nói gọn lại là:
“nhất thiết pháp không”.
mà chữ Phạn là:
“sarvadharmasùnyatà”
Tóm tắt lại một cách mâu thuẫn và siêu lý thì biểu tượng về Niết bàn cũng chính là Niết bàn.
Đọc lại chương XXV, của Trung Quán Luận, phần Quán Niết bàn:
Nhược nhất thiết pháp không,
Vô sanh vô diệt giả
Hà đoạn hà sở diệt,
Nhi xưng vi Niết bàn?
Đối tượng của quán sát chính là quán sát; đối tượng chính là biểu tượng; biểu tượng chỉ Hố thẳm bằng con đường dịch hoá pháp: Biểu tượng không phải là Hố thẳm trên bình diện Tục Đế (samvrti-satya); biểu tượng tự phá hủy biểu tượng để nhảy thẳng vào Hố thẳm trên bình diện Chân đế (paramàrtha-satya); Hố thẳm chính là nhất thiết, nói rõ hơn chính là nhất thiết pháp mà nhất thiết pháp chính là không: sùnya.
Câu đầu của bài kệ đặt lên đối tượng của sự quán sát và đồng thời phá hủy chính đối tượng ấy, vì đối tượng là Niết bàn mà Niết bàn không phải là đối tượng: Niết bàn chỉ là Niết bàn khi đối tượng, biểu tượng, hình tượng, ảnh tượng đã được phá hủy toàn triệt.
Câu đầu chứa đựng tất cả ý nghĩa của Trung Quán Luận: “nhất thiết pháp không”.
“Nhất thiết” dịch ra chữ Phạn là Sarva “pháp” tức là “dharma”, “không” là “Sùnya”. Ba chữ “Sarva”, “dharma” và “Sùnya” là ba chữ quan trọng trong tư tưởng Phật giáo.
Câu đầu gồm năm chữ:
“Nhược nhất thiết pháp không”.
Chữ quan trọng nhất trong câu trên là chữ “nhược” có nghĩa là “ví bằng” nói lên tính cách giả định của ngôn từ, của biểu tượng.
Đối tượng của quán sát được xây dựng trên sự giả định của biểu tượng, cứu cánh của sự giả định ấy là tự phá hủy tính cách giả định và giả danh để nhảy thẳng vào Hố thẳm của chân lý.
Chữ quán trong quán niết bàn mang ý nghĩa huyền bí, gần gần như chữ vision mystique của Tây phương hoặc chữ voir của Teilhard de Chardin (cf. Le Milieu Divin, Editions du Seuil, 1957, trang 25).
2. Ý nghĩa của toàn thể
Chữ “nhất thiết” (tất cả, hết thảy) gần ý nghĩa “en pánta” của Héraclite; trong bàiTín tâm minh của tổ Tăng Xán của Thiền tông, chúng ta thấy nhất thiết được định nghĩa rõ ràng như vầy:
nhất tức nhất thiết
nhất thiết tức nhất.
“Toàn thể” ở đây không có nghĩa nói chung tất cả các thể: đây là Hố thẳm phân chia sự khác nhau giữa Nâgârjuna và Hegel (cf. Phénoménologie de l’esprit, cuốn I, bản dịch của Hyppolite, tr.18); nhất thiết ở đây chính là Tính; chính câu đầu trong bài kệ đã nói rõ là “nhất thiết pháp”; do đó “nhất thiết” chính là Tính, Tánh; “nhất thiết pháp” chính là Pháp Tánh, Pháp Tính.
3. Tương thể giữa pháp và không
“Nhất thiết pháp không” có nghĩa là “pháp tánh là không”; nói khác đi, Tánh làKhông, mà Pháp cũng là Không. Tương thế giữa Pháp và Không là tương thế giữa Không và Không; nói khác đi là Không của Không hay Không Không(Sùnyata-Sùnyata)
4. Con đường của biểu tượng
Con đường của biểu tượng chỉ có giá trị trên thực tế; biểu tượng là hình ảnh; con đường cũng là hình ảnh; con đường của Trung Quán Luận là hình ảnh của Hố thẳm, mà Hố thẳm thì hoàn toàn siêu việt, không phải là hình ảnh; do đó tất cả con đường, tất cả biểu tượng, tất cả hình ảnh đều là những giới hạn của đời sống ý thức; những giới hạn ấy mở phương trời cho tôi thấy Hố thẳm, cho tôi xem, chú ý xem “bản lai diện mục”: “bộ mặt thực” của tôi chính là Niết bàn; quán Niết bàn tức là giải phóng toàn triệt, không còn phải bị trói buộc vào biểu tượng, không còn phải đi trên bất cứ một con đường nào hết, dù là con đường chân lý.
5. Biểu tượng về Niết bàn
Tại sao gọi là Niết bàn, tại sao lại gọi tên cho cái không có và không tên? Không sinh không diệt thì tại sao phải đoạn mà tại sao nói đến sở diệt. Hãy để ý chữ hàtrong câu
hà đoạn hà sở diệt
nhi xưng vi Niết bàn?
Chữ hà là chữ quan trọng đánh dấu sự trở về của biểu tượng trong sân khấu biểu tượng; chữ hà (làm sao, thế nào, đâu?) cũng không có lý do tồn tại, vì Niết bàn cũng như đoá hồng của nhà thần bí Angelus Silesius mà Heidegger dùng mở phương trời cho tư tưởng trong quyển Principe de Raison để phá hủy nguyên tắc, đi vào Nguyên lý của chính tiến trình biểu tượng để đưa Tính thể nhảy vào Hố thẳm: “Sein: der Abgrund” (cf. Heidegger, Der Satz vom Grund, Neske, Pfullingen, 1957, p.93).
Niết bàn không còn là biểu tượng, gọi là Niết bàn là gọi tên cho cái gì không tên mà cũng chẳng có thực thể (bhàvasunyatà), mà cũng không vô thể (abhàvasùnyatà).
Kết luận thì Niết bàn chỉ là Nhược, mà Nhược chính là giả định, giả danh, vì thế chữ Phạn có chữ “paramàrtha-sùnyatà” để chỉ rằng Niết bàn không có thực, mà không có thực không có nghĩa là không có, vì vốn là vô sinh và vô diệt, nói gọn lại là:
“nhất thiết pháp không”.
mà chữ Phạn là:
“sarvadharmasùnyatà”
Tóm tắt lại một cách mâu thuẫn và siêu lý thì biểu tượng về Niết bàn cũng chính là Niết bàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét