(tiếp theo)
Đặt lại tính thể ngôn ngữ và tư tưởng
1.
Hölderlin là thi sĩ của thi sĩ, đó là lý do tại sao Heidegger đã chú trọng đặc biệt đến Hölderlin để làm khởi điểm cho cuộc song thoại giữa thi ca và triết lý; khởi điểm ấy cũng là đầu đường đi về tính thể của ngôn ngữ và đồng thời trở về nguyên ngôn để vén mở nguyên tính (Sein).
Triết lý nói Nguyên Tính (das Sein)
Thi ca gọi Linh tánh (das Heilige)
Quan hệ tương giao giữa Nguyên Tính và Linh Tính là quan hệ tương giao giữa Tính với Bản Tính (das Sein selbst).
Triết lý nói Nguyên Tính (das Sein)
Thi ca gọi Linh tánh (das Heilige)
Quan hệ tương giao giữa Nguyên Tính và Linh Tính là quan hệ tương giao giữa Tính với Bản Tính (das Sein selbst).
2.
Tính (hay tánh)? Đặt lên câu hỏi ấy là bắt đầu đi tìm mạch nước ngầm mà tư tưởng Trung Hoa đã được nuôi dưỡng xanh tươi trong những thời đại thơ mộng thuở xưa.
Trong Trung dung, Tính như thế nào? Thế nào là xuất tính?
Tại sao Vương Dương Minh gọi Tính là bản thể của Tâm?
Tại sao Lục tổ Huệ Năng gọi Tính là vua (tính thị vương) trong quyết nghi phẩmcủa Pháp bảo Đàn kinh?
Tại sao Bát nhã học trong Phật giáo gọi Không là vô tự tính?
Vô tự tính của Bát nhã học và tự tính của Thiền học có khác nhau không?
Huyền (hay Thái huyền của Dương Hùng là gì?).
Những câu hỏi trên là những câu hỏi về tính (gọi là tính vấn).
Những câu hỏi trên sẽ là khởi điểm cho cuộc song thoại giữa tư tưởng Á Đông và tư tưởng Âu châu và nước Việt Nam là mảnh đất hiện nay có đủ tính kiện để cho cuộc song thoại trên được tựu thành. Tựu thành là gì?
Đối thoại tựu thành song thoại.
Song thoại tựu thành độc thoại.
Độc thoại tựu thành vô thoại.
Vô thoại tựu thành vô ngôn.
Vô ngôn tựu thành nguyên ngôn.
Nguyên ngôn tựu thành nguyên tính.
Nguyên tính tựu thành tính.
Tính tựu thành vô tính
Vô tính tựu thành không.
Không tựu thành Huyền.
Huyền tựu thành tự tính.
Tôi đã đùa chữ; nhưng đùa chữ là hoạt dụng của tự tính, gọi là hoạt dụng của Thiền.
Hãy để ý:
- Thiền?
- Thiền là gì?
Câu hỏi thứ hai là hoạt động của sơ Thiền.
Hoạt dụng của Thiền là:?
Sơ thiền là: là gì?
? là dấu hỏi.
Là gì là biểu tượng cho dấu hỏi.
Biểu tượng và dấu hiệu hoàn toàn khác nhau (tôi đã giải thích sự khác nhau ấy trong chương nhất).
Huệ Năng là dấu hiệu.
Thần Tú là biểu tượng.
Dấu hiệu và biểu tượng khác nhau thế nào, sau đây tôi sẽ suy tưởng bằng cách lấy ánh sáng Thiền chiếu rọi vào thơ của Hölderlin.
3.
Trong Mnemosyne (Zweite Fassung, ed. 7, Beissner, Stuttgart, Bd. II, p. 204). chúng ta thấy Hölderlin viết:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
dịch là:
Chúng ta là một dấu hiệu, không ý nghĩa.
Chúng ta không là sự đau khổ và gần như đánh mất ngôn ngữ trong cõi lưu đày.
Heidegger đã nhiều lần giải thích ba câu thơ trên trong tác phẩm triết học của ông.
Bây giờ tôi muốn giải thích khác Heidegger. Tôi muốn giải thích vượt lên trên Heidegger; đi lên hay đi xuống cũng chỉ là một nghĩa. Đi xuống (untergehen) có nghĩa là đi lên (übergehen).
Khi tôi nói vượt lên trên Heidegger thì có nghĩa là vượt lên theo nghĩa Nietzsche, nghĩa là đi lên xuống (đi xuống hố thẳm Heidegger).
Do đó, vượt lên có nghĩa là tựu thành.
Tựu thành ở đây không có nghĩa là làm xong, không có nghĩa Đức ngữ làvollenden, ausführen, vollführen v.v.
Tựu thành ở đây có nghĩa là tựu lại cái tinh thành (garder… dans son essence), tinh thành ở đây là tinh thể của tinh thể, gọi là tinh túy (essence); do đó, tựu thành có nghĩa là se ménager mà chữ Đức của Heidegger gọi là schonen.
Con người chờ đợi tính, nghĩa là giữ bốn nghi (thiên, địa, thánh, nhân) trong tinh thành. Nói như Heidegger là giữ cái hình vuông (le carré) trong tinh thể (dans son essence) nghĩa là “schonen”.
Như thế, vượt lên trên Heidegger có nghĩa là tựu thành Heidegger.
Tựu thành Heidegger có nghĩa là giữ Heidegger trong tinh thành. Chỉ có thế.
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
dịch là:
Chúng ta là một dấu hiệu, không ý nghĩa.
Chúng ta không là sự đau khổ và gần như đánh mất ngôn ngữ trong cõi lưu đày.
Heidegger đã nhiều lần giải thích ba câu thơ trên trong tác phẩm triết học của ông.
Bây giờ tôi muốn giải thích khác Heidegger. Tôi muốn giải thích vượt lên trên Heidegger; đi lên hay đi xuống cũng chỉ là một nghĩa. Đi xuống (untergehen) có nghĩa là đi lên (übergehen).
Khi tôi nói vượt lên trên Heidegger thì có nghĩa là vượt lên theo nghĩa Nietzsche, nghĩa là đi lên xuống (đi xuống hố thẳm Heidegger).
Do đó, vượt lên có nghĩa là tựu thành.
Tựu thành ở đây không có nghĩa là làm xong, không có nghĩa Đức ngữ làvollenden, ausführen, vollführen v.v.
Tựu thành ở đây có nghĩa là tựu lại cái tinh thành (garder… dans son essence), tinh thành ở đây là tinh thể của tinh thể, gọi là tinh túy (essence); do đó, tựu thành có nghĩa là se ménager mà chữ Đức của Heidegger gọi là schonen.
Con người chờ đợi tính, nghĩa là giữ bốn nghi (thiên, địa, thánh, nhân) trong tinh thành. Nói như Heidegger là giữ cái hình vuông (le carré) trong tinh thể (dans son essence) nghĩa là “schonen”.
Như thế, vượt lên trên Heidegger có nghĩa là tựu thành Heidegger.
Tựu thành Heidegger có nghĩa là giữ Heidegger trong tinh thành. Chỉ có thế.
4.
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
nghĩa là:
Chúng ta là một dấu hiệu không ý nghĩa
Chúng ta không đau khổ
Và chúng ta dường như đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ.
Heidegger đã giải thích ba câu thơ trên trong tính phận của tính thể; con người mất trí nhớ, quên tính (Vergessenheit des Seins); do đó, con người gần như đánh mất ngôn ngữ trong cõi lạ. Do đó mới có sự sụp đổ đau thương của nhân loại hiện nay. Muốn sống cho ra hồn, con người phải tìm lại tính.
5.
Nếu dùng ánh sáng Thiền tông để chiếu rọi vào lối giải thoát của Heidegger về câu thơ của Hölderlin thì ta có thể gọi lối giải thích ấy là lối tri tính tiệm ngộ theo điệu của thiền sư Thần Tú.
Tư tưởng Heidegger rất giống và gần Thần Tú.
Thần Tú là biểu tượng
Mà Huệ Năng lại là dấu hiệu.
Biểu tượng rất có ích lợi và quan trọng. Biểu tượng đưa đến nền văn minh cao độ của nhân loại hiện nay, nhưng biểu tượng vốn là dấu hiệu, thế mà biểu tượng đã không kiến tự tính, vì thế mặc dù biểu tượng muốn giải thoát, nhưng giải thoát khỏi biểu tượng vẫn là biểu tượng. Đó là sự thất bại của Heidegger. Đó cũng là sự thất bại của Thần Tú.
NHƯNG SỰ THẤT BẠI NÀY RẤT CẦN THIẾT.
Và chính sự thất bại này tựu thành sự xuất hiện của Lục tổ Huệ Năng.
Tư tưởng Heidegger rất giống và gần Thần Tú.
Thần Tú là biểu tượng
Mà Huệ Năng lại là dấu hiệu.
Biểu tượng rất có ích lợi và quan trọng. Biểu tượng đưa đến nền văn minh cao độ của nhân loại hiện nay, nhưng biểu tượng vốn là dấu hiệu, thế mà biểu tượng đã không kiến tự tính, vì thế mặc dù biểu tượng muốn giải thoát, nhưng giải thoát khỏi biểu tượng vẫn là biểu tượng. Đó là sự thất bại của Heidegger. Đó cũng là sự thất bại của Thần Tú.
NHƯNG SỰ THẤT BẠI NÀY RẤT CẦN THIẾT.
Và chính sự thất bại này tựu thành sự xuất hiện của Lục tổ Huệ Năng.
6.
Thần Tú là: “là gì?”
Huệ Năng là: “?”
Trong “là gì”, chúng ta thấy có dấu “?”.
Bốn chữ “là gì” là dấu hiệu thay thế cho dấu hiệu “?”.
Dấu hiệu không thể thay thế cho dấu hiệu.
Bởi thế ta gọi bốn chữ “là gì” là biểu tượng.
Thần Tú là biểu tượng.
Huệ Năng là dấu hiệu.
Không thể cho rằng Thần Tú đã sai.
Bởi vì trong biểu tượng có dấu hiệu rồi, trong “là gì?” đã có dấu “?”.
Thần Tú đã thất bại vì Thần Tú đã dạy đạo quá sáng sủa rõ ràng, chính sự sáng sủa rõ ràng đã xua đuổi bóng tối, mà khi bóng tối bị xua đuổi, tức là Huyền đã bị xua đuổi, Huyền tựu thành tự tính, tự tính tựu thành mặt trăng; giáo thuyết của Thần Tú là ánh đèn; con người thường nhìn ánh đèn mà quên mặt trăng.
“là gì” là ánh đèn.
“?” là bóng tối.
Trong “là gì”, ánh đèn đứng bên bóng tối. Bóng tối là dấu hiệu báo cho biết sự có mặt của tính.
Ánh đèn là biểu tượng nói về sự vắng mặt của tính.
Huệ Năng là: “?”
Trong “là gì”, chúng ta thấy có dấu “?”.
Bốn chữ “là gì” là dấu hiệu thay thế cho dấu hiệu “?”.
Dấu hiệu không thể thay thế cho dấu hiệu.
Bởi thế ta gọi bốn chữ “là gì” là biểu tượng.
Thần Tú là biểu tượng.
Huệ Năng là dấu hiệu.
Không thể cho rằng Thần Tú đã sai.
Bởi vì trong biểu tượng có dấu hiệu rồi, trong “là gì?” đã có dấu “?”.
Thần Tú đã thất bại vì Thần Tú đã dạy đạo quá sáng sủa rõ ràng, chính sự sáng sủa rõ ràng đã xua đuổi bóng tối, mà khi bóng tối bị xua đuổi, tức là Huyền đã bị xua đuổi, Huyền tựu thành tự tính, tự tính tựu thành mặt trăng; giáo thuyết của Thần Tú là ánh đèn; con người thường nhìn ánh đèn mà quên mặt trăng.
“là gì” là ánh đèn.
“?” là bóng tối.
Trong “là gì”, ánh đèn đứng bên bóng tối. Bóng tối là dấu hiệu báo cho biết sự có mặt của tính.
Ánh đèn là biểu tượng nói về sự vắng mặt của tính.
7.
Thần Tú là biểu tượng.
Huệ Năng là dấu hiệu.
Trong ngôn ngữ Đức, “dấu hiệu” được gọi là das Zeichen như trong câu thơ của Hölderlin:
Ein Zeichen sind wir…
nghĩa là
Chúng ta là một dấu hiệu.
Tại sao Hölderlin nói rằng chúng ta là một dấu hiệu?
Dấu hiệu khác biểu tượng chỗ nào?
Ngôn ngữ Đức gọi “biểu tượng” là “das Sinnbild”. “Das Sinnbild” (biểu tượng) và “das Zeichen” (dấu hiệu) khác nhau rất rõ ràng trong cách cấu tạo chữ nghĩa.
Huệ Năng là dấu hiệu.
Trong ngôn ngữ Đức, “dấu hiệu” được gọi là das Zeichen như trong câu thơ của Hölderlin:
Ein Zeichen sind wir…
nghĩa là
Chúng ta là một dấu hiệu.
Tại sao Hölderlin nói rằng chúng ta là một dấu hiệu?
Dấu hiệu khác biểu tượng chỗ nào?
Ngôn ngữ Đức gọi “biểu tượng” là “das Sinnbild”. “Das Sinnbild” (biểu tượng) và “das Zeichen” (dấu hiệu) khác nhau rất rõ ràng trong cách cấu tạo chữ nghĩa.
8.
“Das Sinnbild” (biểu tượng) gồm có chữ “Bild” và chữ “Sinn”.
“Sinn” là ý nghĩa.
“Bild” là hình tượng, hình dung.
Tượng hình ý nghĩa cho dấu hiệu thì gọi là “biểu tượng” (das Sinnbild).
Dấu hiệu không có ý nghĩa; vì dấu hiệu mà có ý nghĩa thì gọi là “biểu tượng”. Bởi thế tính chất của biểu tượng là có ý nghĩa, còn tính chất của dấu hiệu là không có ý nghĩa. Do đó, chúng ta thấy Hölderlin viết câu đầu của bài thơ như vầy:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
nghĩa là:
Chúng ta là một dấu hiệu, không có ý nghĩa.
Không có ý nghĩa tức là không lý do; không lý do tức là không lý trí; không lý trí là không giải thích (deutungslos cũng có nghĩa là “không có sự giải thích”).
Hölderlin là bạn thân của Hegel; hai người đã từng sống chung nhau một thời gian nhưng sau này hai người bất đồng ý nhau và cùng xa lìa nhau.
Câu thơ của Hölderlin:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
(Chúng ta là một dấu hiệu, không có ý nghĩa).
bỗng làm mờ tối sự tương đồng tâm ý giữa Hölderlin và Hegel; bởi vì đối với Hegel, mọi sự đều có ý nghĩa trong hệ thống suy tưởng của ông.
“Sinn” là ý nghĩa.
“Bild” là hình tượng, hình dung.
Tượng hình ý nghĩa cho dấu hiệu thì gọi là “biểu tượng” (das Sinnbild).
Dấu hiệu không có ý nghĩa; vì dấu hiệu mà có ý nghĩa thì gọi là “biểu tượng”. Bởi thế tính chất của biểu tượng là có ý nghĩa, còn tính chất của dấu hiệu là không có ý nghĩa. Do đó, chúng ta thấy Hölderlin viết câu đầu của bài thơ như vầy:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
nghĩa là:
Chúng ta là một dấu hiệu, không có ý nghĩa.
Không có ý nghĩa tức là không lý do; không lý do tức là không lý trí; không lý trí là không giải thích (deutungslos cũng có nghĩa là “không có sự giải thích”).
Hölderlin là bạn thân của Hegel; hai người đã từng sống chung nhau một thời gian nhưng sau này hai người bất đồng ý nhau và cùng xa lìa nhau.
Câu thơ của Hölderlin:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
(Chúng ta là một dấu hiệu, không có ý nghĩa).
bỗng làm mờ tối sự tương đồng tâm ý giữa Hölderlin và Hegel; bởi vì đối với Hegel, mọi sự đều có ý nghĩa trong hệ thống suy tưởng của ông.
9.
Schmerzlos sind wir… có nghĩa là:
Chúng ta không đau khổ, vì chúng ta là một dấu hiệu không ý nghĩa, chúng ta không đau khổ.
Đau khổ chỉ xuất hiện với ý nghĩa. Con người sống trong ý nghĩa là con người sống trong đau khổ: mà sống trong đau khổ có nghĩa là sống trong sự tượng hình ý nghĩa (das Sinnbild), tức là sống trong biểu tượng.
Mỗi con người đều sống trong hai thế giới:
- thế giới dấu hiệu;
- thế giới biểu tượng.
Còn thế giới biểu tượng là một thế giới hình ảnh; sống với biểu tượng là sống với mộng mị ảo tưởng; sống với biểu tượng là xa lìa tự tính.
Sự đau khổ chỉ xuất hiện với ý nghĩa mà khi chúng ta là dấu hiệu không có ý nghĩa (deutungslos) thì chúng ta không đau khổ:
Schmerzlos sind wir…
Hölderlin lại viết tiếp:
und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
Nghĩa là:
Và chúng ta đã gần như đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ…
Sự đau khổ chỉ xuất hiện với ngôn ngữ nhưng khi chúng ta đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ, thì sự đau khổ cũng tiêu ma đi. Nhưng chúng ta hãy để ý mà đọc lại câu thơ cuối của Hölderlin:
und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
Trong câu thơ trên, chữ quan trọng nhất là trạng từ “fast”; trạng từ “fast” có nghĩa là “dường như, hầu như, gần như”.
Chính do chữ fast này mà tất cả ý nghĩa của ba câu thơ đã đổi khác; bây giờ chúng ta đọc lại trọn ba câu thơ và nhất là đọc nhấn mạnh nơi chữ fast để lắng nghe ý nghĩa đổi khác như thế nào:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
Nghĩa là:
Chúng là một dấu vết, vô nghĩa.
Chúng ta vô giác trì độn và gần như đã quên mất tiếng nói nơi lưu đày.
Chính chữ FAST đã xoay hẳn ý nghĩa của bài thơ; chữ fast làm “dấu hiệu” trở thành “dấu vết” làm “không ý nghĩa” trở thành “vô nghĩa”, “không đau khổ” trở thành “vô giác trơ trơ trì độn”, làm “đánh mất ngôn ngữ” thành “quên mất tiếng nói”, làm “nơi cõi lạ” thành ra “nơi lưu đày”. Và chúng ta hiểu tại sao Hölderlin đặt tên bài thơ là “Mnemosyne” (Trí nhớ, ký ức); chính câu thơ:
und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren. (gần như quên mất tiếng nói nơi cõi lưu đày).
Chính câu thơ này giải thích nhau đề “Mnemosyne” vì “gần như quên mất tiếng nói” chính là “gần như quên mất trí nhớ”.
Chính chữ “fast” đã khiến mọi sự đảo lộn, thế giới dấu hiệu biến thành thế giới biểu tượng, thế rồi con người bị đi đày giữa cõi sa mạc lớn rộng này (die Wust wachst).
“Gần như” (FAST) có nghĩa là “chưa trọn” mà “chưa trọn” chỉ có nghĩa là “ở giữa” (chữ Pháp gọi là “Entre”).
Con người ở giữa thú vật và thần linh; con người ở giữa thời khì “thần linh đi mất” và thời kỳ “thần linh sắp hiện”.
Ở GIỮA tức là không gian của biểu tượng.
Dấu hiệu không phải Ở GIỮA mà là Ở NƠI.
10.
Ánh sáng Thiền tông xuất hiện.
Con người giải thoát là không còn ở giữa.
Con người giải thoát không “gần như” theo nghĩa “gần như” của chữ “fast”.
Con người giải thoát không sống trong thế giới biểu tượng, nghĩa là không tạo, không tượng ý nghĩa (das Sinnbild).
Con người giải thoát không ý nghĩa (deutungslos), như vậy không ý nghĩa là không đau khổ (Schmerzlos); không đau khổ là tiêu diệt đánh mất ngôn ngữ (haben die Sprache verloren); tiêu diệt đánh mất ngôn ngữ là vì ở cõi xa lạ (in der Fremde).
Cõi xa lạ (in der Fremde) là Niết bàn là Tây phương Tịnh độ; nhưng chính cõi xa lạ ấy là ở nơi cõi này, ở nơi cõi trần gian này.
Con người giác ngộ là con người ở mà không ở, trú mà không trú, danh từ nhà Phật gọi là “VÔ TRÚ”, vô trú là trú ở cõi xa lạ (in der Fremde), tức không trú nơi cõi mình trú.
Lục tổ Huệ Năng lấy “vô niệm” làm tông, lấy “vô tướng” làm thể, lấy “vô trụ” làm gốc.
Như thế, nếu bỏ chữ FAST trong ba câu thơ Hölderlin thì con người giác ngộ là con người dấu hiệu:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben
Die Sprache in der Fremde verloren.
tức là:
Chúng ta là một dấu hiệu, không ý nghĩa.
Chúng ta không đau khổ và đánh mất
Ngôn ngữ nơi cõi lạ.
Câu thơ trên không có chữ “FAST” (gần như). Chúng ta hãy để ý rằng chính chữ FAST đã gạch ra biên giới giữa vô minh và giác ngộ.
Giác ngộ là “nhất thiết vạn pháp bất ly tự tính”; do đó, Thiền tông vượt lên trên Heidegger vì Heidegger cho rằng con người hiện nay đã “ly tự tính”, (tính là Sein); đối với Thiền tông, con người “bất ly tự tính”, do đó “Bồ đề tự tính bản lai thanh tịnh”.
Nếu bỏ chữ “FAST” trong ba câu thơ của Hölderlin thì ta thấy ba câu thơ ấy nằm dưới ánh sáng Thiền tông như vầy:
Tông → vô niệm: haben die Sprache verloren;
Thể → vô tướng: Schmerzlos; deutungslos;
Gốc → vô trụ: in der Fremde.
Vì thế, con người giác ngộ là dấu hiệu (Zeichen) cho bát nhã, chân tính, nguyên tính, chân như, v.v.
Bây giờ, ba câu thơ của Hölderlin bỗng loé lên ánh sáng tuyệt vời của nguyệt bạch:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
Nghĩa là:
Chúng ta là một dấu vết, vô nghĩa
vô tri vô giác trì độn và gần như
quên mất tiếng nói nơi cõi lưu đày.
Dưới ánh sáng Thiền tông, ba câu thơ trên nói lên bi kịch của con người sống trong vô minh, “deutungslos” biến nghĩa thành ra “vô nghĩa”, “Schmerzlos” có nghĩa là “không đau khổ” nhưng biến nghĩa thành ra “vô giác vô tri”; do đó “không đau khổ” trở thành đau khổ, nỗi khổ của một kẻ không còn biết khổ (“vô giác”). Nhưng bây giờ, nếu chúng ta bỏ chữ “gần như” (FAST) trong ba câu thơ trên:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben
Die Sprache in der Fremde verloren.
thì ý nghĩa lại đổi khác:
Chúng ta là một dấu hiệu, không có ý nghĩa, chúng ta không đau khổ và đã đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ.
“Đánh mất ngôn ngữ” ấy là “vô ngôn”, và cõi lạ ấy là cõi mà mọi người chúng ta đều muốn quay về để tìm lại mái nhà xưa.
Con người giải thoát là không còn ở giữa.
Con người giải thoát không “gần như” theo nghĩa “gần như” của chữ “fast”.
Con người giải thoát không sống trong thế giới biểu tượng, nghĩa là không tạo, không tượng ý nghĩa (das Sinnbild).
Con người giải thoát không ý nghĩa (deutungslos), như vậy không ý nghĩa là không đau khổ (Schmerzlos); không đau khổ là tiêu diệt đánh mất ngôn ngữ (haben die Sprache verloren); tiêu diệt đánh mất ngôn ngữ là vì ở cõi xa lạ (in der Fremde).
Cõi xa lạ (in der Fremde) là Niết bàn là Tây phương Tịnh độ; nhưng chính cõi xa lạ ấy là ở nơi cõi này, ở nơi cõi trần gian này.
Con người giác ngộ là con người ở mà không ở, trú mà không trú, danh từ nhà Phật gọi là “VÔ TRÚ”, vô trú là trú ở cõi xa lạ (in der Fremde), tức không trú nơi cõi mình trú.
Lục tổ Huệ Năng lấy “vô niệm” làm tông, lấy “vô tướng” làm thể, lấy “vô trụ” làm gốc.
Như thế, nếu bỏ chữ FAST trong ba câu thơ Hölderlin thì con người giác ngộ là con người dấu hiệu:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben
Die Sprache in der Fremde verloren.
tức là:
Chúng ta là một dấu hiệu, không ý nghĩa.
Chúng ta không đau khổ và đánh mất
Ngôn ngữ nơi cõi lạ.
Câu thơ trên không có chữ “FAST” (gần như). Chúng ta hãy để ý rằng chính chữ FAST đã gạch ra biên giới giữa vô minh và giác ngộ.
Giác ngộ là “nhất thiết vạn pháp bất ly tự tính”; do đó, Thiền tông vượt lên trên Heidegger vì Heidegger cho rằng con người hiện nay đã “ly tự tính”, (tính là Sein); đối với Thiền tông, con người “bất ly tự tính”, do đó “Bồ đề tự tính bản lai thanh tịnh”.
Nếu bỏ chữ “FAST” trong ba câu thơ của Hölderlin thì ta thấy ba câu thơ ấy nằm dưới ánh sáng Thiền tông như vầy:
Tông → vô niệm: haben die Sprache verloren;
Thể → vô tướng: Schmerzlos; deutungslos;
Gốc → vô trụ: in der Fremde.
Vì thế, con người giác ngộ là dấu hiệu (Zeichen) cho bát nhã, chân tính, nguyên tính, chân như, v.v.
Bây giờ, ba câu thơ của Hölderlin bỗng loé lên ánh sáng tuyệt vời của nguyệt bạch:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben fast
Die Sprache in der Fremde verloren.
Nghĩa là:
Chúng ta là một dấu vết, vô nghĩa
vô tri vô giác trì độn và gần như
quên mất tiếng nói nơi cõi lưu đày.
Dưới ánh sáng Thiền tông, ba câu thơ trên nói lên bi kịch của con người sống trong vô minh, “deutungslos” biến nghĩa thành ra “vô nghĩa”, “Schmerzlos” có nghĩa là “không đau khổ” nhưng biến nghĩa thành ra “vô giác vô tri”; do đó “không đau khổ” trở thành đau khổ, nỗi khổ của một kẻ không còn biết khổ (“vô giác”). Nhưng bây giờ, nếu chúng ta bỏ chữ “gần như” (FAST) trong ba câu thơ trên:
Ein Zeichen sind wir, deutungslos
Schmerzlos sind wir und haben
Die Sprache in der Fremde verloren.
thì ý nghĩa lại đổi khác:
Chúng ta là một dấu hiệu, không có ý nghĩa, chúng ta không đau khổ và đã đánh mất ngôn ngữ nơi cõi lạ.
“Đánh mất ngôn ngữ” ấy là “vô ngôn”, và cõi lạ ấy là cõi mà mọi người chúng ta đều muốn quay về để tìm lại mái nhà xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét