Nguồn: FB Nga Nguyễn (https://www.facebook.com/meohoang2204/posts/976883905656664)
Mọi thứ em viết là dựa trên sự hiểu biết của cá nhân. Mà sự hiểu biết cá nhân là sự hiểu biết có giới hạn, dựa trên những hoạt động thực tế là chủ yếu Vậy nên đúng thì ghi nhận, mà sai thì bỏ qua. Đừng quăng đá em mà tội nghiệp.
--------------- --------------- --------------- --------------- ---------------
Nông nghiệp và Công nghệ.
Hồi nào tới giờ em mê nông nghiệp. Một phần do được lớn lên trên đất làm nông. Tuổi thơ gắn với mùi thơm cây lúa, với chổi lúa của bà, sân gạch, mái ngói. Tuổi thơ gắn với những ngày trưa hè, bà ngoại dụ em đi học bằng cách rang thóc cho ăn chơi. Tuổi thơ gắn với những ngày cuộn tròn bên đống rơm bà trải nền, rúc rúc lòng bà, sưởi bên bếp lửa. Hay em cũng thuộc thành phần luyến tiếc làng xã nhỉ.
Quay lại, những ngày đi học là những ngày được nhồi sọ về sức mạnh của công nghệ trong mọi việc. Em không phủ nhận sự giá trị mà công nghệ đem lại. Nông nghiệp có GPS nhàn hơn hẳn, biết cây thiếu gì, cây cần gì bổ sung ngay tắp lự. Mưa ra sao, gió thế nào, cây gì phù hợp. Những thứ này ngày xưa, hồi mà chưa có công nghệ í, hồi ngày nay, hồi mà nông dân nghèo vẫn chưa áp dụng được công nghệ í thì phải thử bằng đúng- sai. Cây nào sống thì dùng, cái nào chết thì không hợp, bỏ..
Công nghệ khi đầu tư vào nông nghiệp, giúp giảm công sức lao động đi rất nhiều. Nhưng công nghệ để áp dụng cho những mô hình nhỏ lẻ, khi người nông dân còn đang đánh vật với cây gì, con gì; để có thể "mạnh dạn" hay "liều" đầu tư lại là một câu chuyện không hề đơn giản.
Và em muốn nói về, nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp sử dụng công nghệ.
1. Nông nghiệp truyền thống
Là nền nông nghiệp mà chúng ta phải làm tất cả mọi thứ bằng tay, bằng công sức của mình. Người nông dân nhà em vất vả lắm. Lúc đi nương lấy sắn, rồi về băm cho lợn. Lúc đi xem cây lúa, lúc đi lấy cỏ trâu, lúc đi xem con bò không ăn mất cây của họ. Lúc đi xem dê xem nó đang ở đẩu đầu đâu. Lúc nào em cũng thấy họ luôn chân luôn tay. Với em, nông nghiệp vậy mệt thật.
Nhưng khi được tự tay chạm vào cây cỏ, lúc được ngắm nhìn thiên nhiên, học cách vận hành của thiên nhiên, em thấy mình bình yên lắm lắm. Em có mảnh vườn nhỏ. Nông dân lười nhà em cũng có mảnh vườn nhỏ. Em chỉ toàn trồng nó xuống rồi để mặc nó đấy. Cả ngày em đi làm. Tối có khi tối mịt mới về, thỉnh thoảng đi mất tiêu 10-15 ngày thì sao mà chăm từng cây cho được. Vậy mà tụi nó vẫn sống. Những thứ tưởng chết mà cũng có mà còn lâu mới chết. Những chỗ nào cây không mọc được thì các loài như rêu mọc lên, rồi me chua hoa vàng, me chua hoa hồng, rồi rau má, rồi dền cơm, rồi cỏ mần trầu, rồi tầm bóp, rồi ri rỉ rì ri cái gì mọc được là mọc. Em chẳng biết hết nổi tên chúng. Ai tin không, lá lốt nhà em to như bàn tay bố em.. Có rất nhiều loại rau ăn được mà em không cần trồng.
Các loài cây, rễ đâm xuống đất, cây vươn lên trời. Chúng ra hoa rồi tự kết quả, rồi tự mọc, tự nhân giống. Những cây nào tưởng chừng chưa mọc, là chúng đang lặng lẽ đâm sâu rễ của mình xuống đất, tích lũy cho riêng mình chờ ngày bừng nở.
Việc của em những ngày nhàn rỗi ở nhà là đi vòng quanh vườn, xem có cái gì mọc mới lên không. Những gì em trồng có mọc lên chưa. Nhưng đứng giữa khu vườn nhỏ (chẳng hoa thơm cỏ lạ gì đâu nhé, nhìn như cái vườn hoang thôi) em thấy lòng mình bình yên. Khi nói chuyện với cây cỏ bằng ý nghĩ của mình (em siêu không.:v), em tin là chúng hiểu và em cũng tin, bằng cách nào đó, chúng chữa lành những vết thương cho em.
Ai đó từng nói, nông nghiệp là cách con người gần gũi với thiên nhiên nhất. Em tin người đó nói đúng.
2. Nông nghiệp sử dụng công nghệ.
Đầu tiên, công nghệ là đầu tư. Không phải ai cũng đầu tư được.
Thứ hai, công nghệ hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều, từ phân tích thành phần dinh dưỡng, từ chọn lọc giống cây con.... Có những loài nếu được phân tích, ta sẽ biết được chúng có ích thế nào với con người. Học từ thiên nhiên và cũng học từ khoa học.
Thứ ba, cái này mới là cái em muốn nói. Khi công nghệ áp dụng trong nông nghiệp là quá trình giảm thiểu sâu bệnh, giảm thiểu mất mùa, giảm thiểu sự tác động của tự nhiên tới nông nghiệp, giảm nhân công, và giảm luôn cả sự tương tác của con người với tự nhiên thông qua nông nghiệp.
Những cái cây sẽ được chăm bón, như một đứa trẻ chỉ cần chúng đói và khát, sẽ ngay tắp lự được cho ăn. Chỉ cần chúng ới 1 phát, là ngay tắp lự được đáp ứng. Chúng, không cần phải tự mình, đấu tranh, để, sinh, tồn nữa. Sâu là có hại với con người. Nhưng là sự cần thiết của thiên nhiên.
Em lấy ví dụ với Giảo cổ lam.
- Giảo cổ lam phát triển tốt bắt đầu từ tháng 1 âm lịch đến tháng 3 âm lịch. Lá phát triển tưng bừng, tua phát triển ngoằn nghèo để bám, để leo.
- Đến tháng 4 âm là thời kỳ của sâu. Sâu ăn trụi lá. Em ghét lũ sâu vì lá nhìn nham nhở. Cây trụi lụi xác xơ.
- Khi sâu ăn xong lá là thời kỳ Giảo cổ lam bắt đầu ra hoa và kết quả.
Vậy đó ạ, thiên nhiên rất hợp lý. Một cái cây không đủ sức để vừa nuôi lá, vừa nuôi hoa để rồi lại kết quả, như vậy rất vất vả. Thiên nhiên gửi sâu xuống, giúp cây bớt lá, tập trung vào việc ra hoa rồi kết quả. Đồng thời, việc chống lại sâu cũng giúp cây tự làm mình khỏe lên, không khỏe chỉ có chết..
Dịch sâu bệnh bùng phát chỉ khi con người đã làm gì đó không theo tự nhiên. Tự nhiên khắc có cách vận hành để kiểm soát.
Và khi công nghệ làm hết trong nông nghiệp, lúc chúng ta muốn nhiều hơn từ thiên nhiên. Và lúc này, nông nghiệp là công cụ để phục vụ con người. Nông nghiệp không còn là cây cầu nối giữa con người và tự nhiên.
3. Năng suất.
Hồi nào tới giờ suất ngày nghe câu "Cần tăng năng suất". Năng suất nôm na là nhiều, nhiều, nhiều và nhiều hơn nữa.
Nhưng năng suất có thật sự là cần thiết?
Em ăn gạo trắng. Mỗi bữa em cần nạp 1.5 bát cơm mới ấm bụng.
Em ăn gạo lứt. Mỗi bữa em chỉ còn cần nạp 1/2 số trên là ấm bụng.
Em ăn gạo lứt nương. Mỗi bữa em chỉ cần nạp 1/3 bát con cơm là ấm từ sáng tới trưa, từ tối đến gần trưa hôm sau (với điều kiện nhai kỹ) (P/s: trời ơi, cái này mà đem rang với dầu dừa là ngon bá cháy luôn á.:3)
Vậy năng suất hơn nữa, để con người lãng phí hơn nữa? Hay tiết thực vừa đủ để cảm nhận được ân huệ của trời đất.
Ít nhưng đủ. (Ai đó có thể tìm quyển : "Thức ăn quyết định số phận con người" để hiểu về sự cần thiết trong tiết thực. )
Chung quy lại là em lảm nhảm.
Nguồn: FB Nga Nguyễn (https://www.facebook.com/meohoang2204/posts/976883905656664)
Mọi thứ em viết là dựa trên sự hiểu biết của cá nhân. Mà sự hiểu biết cá nhân là sự hiểu biết có giới hạn, dựa trên những hoạt động thực tế là chủ yếu Vậy nên đúng thì ghi nhận, mà sai thì bỏ qua. Đừng quăng đá em mà tội nghiệp.
---------------
Nông nghiệp và Công nghệ.
Hồi nào tới giờ em mê nông nghiệp. Một phần do được lớn lên trên đất làm nông. Tuổi thơ gắn với mùi thơm cây lúa, với chổi lúa của bà, sân gạch, mái ngói. Tuổi thơ gắn với những ngày trưa hè, bà ngoại dụ em đi học bằng cách rang thóc cho ăn chơi. Tuổi thơ gắn với những ngày cuộn tròn bên đống rơm bà trải nền, rúc rúc lòng bà, sưởi bên bếp lửa. Hay em cũng thuộc thành phần luyến tiếc làng xã nhỉ.
Quay lại, những ngày đi học là những ngày được nhồi sọ về sức mạnh của công nghệ trong mọi việc. Em không phủ nhận sự giá trị mà công nghệ đem lại. Nông nghiệp có GPS nhàn hơn hẳn, biết cây thiếu gì, cây cần gì bổ sung ngay tắp lự. Mưa ra sao, gió thế nào, cây gì phù hợp. Những thứ này ngày xưa, hồi mà chưa có công nghệ í, hồi ngày nay, hồi mà nông dân nghèo vẫn chưa áp dụng được công nghệ í thì phải thử bằng đúng- sai. Cây nào sống thì dùng, cái nào chết thì không hợp, bỏ..
Công nghệ khi đầu tư vào nông nghiệp, giúp giảm công sức lao động đi rất nhiều. Nhưng công nghệ để áp dụng cho những mô hình nhỏ lẻ, khi người nông dân còn đang đánh vật với cây gì, con gì; để có thể "mạnh dạn" hay "liều" đầu tư lại là một câu chuyện không hề đơn giản.
Và em muốn nói về, nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp sử dụng công nghệ.
1. Nông nghiệp truyền thống
Là nền nông nghiệp mà chúng ta phải làm tất cả mọi thứ bằng tay, bằng công sức của mình. Người nông dân nhà em vất vả lắm. Lúc đi nương lấy sắn, rồi về băm cho lợn. Lúc đi xem cây lúa, lúc đi lấy cỏ trâu, lúc đi xem con bò không ăn mất cây của họ. Lúc đi xem dê xem nó đang ở đẩu đầu đâu. Lúc nào em cũng thấy họ luôn chân luôn tay. Với em, nông nghiệp vậy mệt thật.
Nhưng khi được tự tay chạm vào cây cỏ, lúc được ngắm nhìn thiên nhiên, học cách vận hành của thiên nhiên, em thấy mình bình yên lắm lắm. Em có mảnh vườn nhỏ. Nông dân lười nhà em cũng có mảnh vườn nhỏ. Em chỉ toàn trồng nó xuống rồi để mặc nó đấy. Cả ngày em đi làm. Tối có khi tối mịt mới về, thỉnh thoảng đi mất tiêu 10-15 ngày thì sao mà chăm từng cây cho được. Vậy mà tụi nó vẫn sống. Những thứ tưởng chết mà cũng có mà còn lâu mới chết. Những chỗ nào cây không mọc được thì các loài như rêu mọc lên, rồi me chua hoa vàng, me chua hoa hồng, rồi rau má, rồi dền cơm, rồi cỏ mần trầu, rồi tầm bóp, rồi ri rỉ rì ri cái gì mọc được là mọc. Em chẳng biết hết nổi tên chúng. Ai tin không, lá lốt nhà em to như bàn tay bố em.. Có rất nhiều loại rau ăn được mà em không cần trồng.
Các loài cây, rễ đâm xuống đất, cây vươn lên trời. Chúng ra hoa rồi tự kết quả, rồi tự mọc, tự nhân giống. Những cây nào tưởng chừng chưa mọc, là chúng đang lặng lẽ đâm sâu rễ của mình xuống đất, tích lũy cho riêng mình chờ ngày bừng nở.
Việc của em những ngày nhàn rỗi ở nhà là đi vòng quanh vườn, xem có cái gì mọc mới lên không. Những gì em trồng có mọc lên chưa. Nhưng đứng giữa khu vườn nhỏ (chẳng hoa thơm cỏ lạ gì đâu nhé, nhìn như cái vườn hoang thôi) em thấy lòng mình bình yên. Khi nói chuyện với cây cỏ bằng ý nghĩ của mình (em siêu không.:v), em tin là chúng hiểu và em cũng tin, bằng cách nào đó, chúng chữa lành những vết thương cho em.
Ai đó từng nói, nông nghiệp là cách con người gần gũi với thiên nhiên nhất. Em tin người đó nói đúng.
2. Nông nghiệp sử dụng công nghệ.
Đầu tiên, công nghệ là đầu tư. Không phải ai cũng đầu tư được.
Thứ hai, công nghệ hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều, từ phân tích thành phần dinh dưỡng, từ chọn lọc giống cây con.... Có những loài nếu được phân tích, ta sẽ biết được chúng có ích thế nào với con người. Học từ thiên nhiên và cũng học từ khoa học.
Thứ ba, cái này mới là cái em muốn nói. Khi công nghệ áp dụng trong nông nghiệp là quá trình giảm thiểu sâu bệnh, giảm thiểu mất mùa, giảm thiểu sự tác động của tự nhiên tới nông nghiệp, giảm nhân công, và giảm luôn cả sự tương tác của con người với tự nhiên thông qua nông nghiệp.
Những cái cây sẽ được chăm bón, như một đứa trẻ chỉ cần chúng đói và khát, sẽ ngay tắp lự được cho ăn. Chỉ cần chúng ới 1 phát, là ngay tắp lự được đáp ứng. Chúng, không cần phải tự mình, đấu tranh, để, sinh, tồn nữa. Sâu là có hại với con người. Nhưng là sự cần thiết của thiên nhiên.
Em lấy ví dụ với Giảo cổ lam.
- Giảo cổ lam phát triển tốt bắt đầu từ tháng 1 âm lịch đến tháng 3 âm lịch. Lá phát triển tưng bừng, tua phát triển ngoằn nghèo để bám, để leo.
- Đến tháng 4 âm là thời kỳ của sâu. Sâu ăn trụi lá. Em ghét lũ sâu vì lá nhìn nham nhở. Cây trụi lụi xác xơ.
- Khi sâu ăn xong lá là thời kỳ Giảo cổ lam bắt đầu ra hoa và kết quả.
Vậy đó ạ, thiên nhiên rất hợp lý. Một cái cây không đủ sức để vừa nuôi lá, vừa nuôi hoa để rồi lại kết quả, như vậy rất vất vả. Thiên nhiên gửi sâu xuống, giúp cây bớt lá, tập trung vào việc ra hoa rồi kết quả. Đồng thời, việc chống lại sâu cũng giúp cây tự làm mình khỏe lên, không khỏe chỉ có chết..
Dịch sâu bệnh bùng phát chỉ khi con người đã làm gì đó không theo tự nhiên. Tự nhiên khắc có cách vận hành để kiểm soát.
Và khi công nghệ làm hết trong nông nghiệp, lúc chúng ta muốn nhiều hơn từ thiên nhiên. Và lúc này, nông nghiệp là công cụ để phục vụ con người. Nông nghiệp không còn là cây cầu nối giữa con người và tự nhiên.
3. Năng suất.
Hồi nào tới giờ suất ngày nghe câu "Cần tăng năng suất". Năng suất nôm na là nhiều, nhiều, nhiều và nhiều hơn nữa.
Nhưng năng suất có thật sự là cần thiết?
Em ăn gạo trắng. Mỗi bữa em cần nạp 1.5 bát cơm mới ấm bụng.
Em ăn gạo lứt. Mỗi bữa em chỉ còn cần nạp 1/2 số trên là ấm bụng.
Em ăn gạo lứt nương. Mỗi bữa em chỉ cần nạp 1/3 bát con cơm là ấm từ sáng tới trưa, từ tối đến gần trưa hôm sau (với điều kiện nhai kỹ) (P/s: trời ơi, cái này mà đem rang với dầu dừa là ngon bá cháy luôn á.:3)
Vậy năng suất hơn nữa, để con người lãng phí hơn nữa? Hay tiết thực vừa đủ để cảm nhận được ân huệ của trời đất.
Ít nhưng đủ. (Ai đó có thể tìm quyển : "Thức ăn quyết định số phận con người" để hiểu về sự cần thiết trong tiết thực. )
Chung quy lại là em lảm nhảm.
Nguồn: FB Nga Nguyễn (https://www.facebook.com/meohoang2204/posts/976883905656664)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét