Phụ lục
Đi vòng quanh Hố thẳm
1.
Dịch Hoá Pháp là một tên ít thông dụng: người Tàu dịch chữ Dialectique là “dịch hoá pháp”; chữ Dialectique còn được dịch là “biện chứng pháp” và cách dịch “biện chứng pháp” được thông dụng hơn cách “dịch hoá pháp”.
Trung Quán Luận là biện chứng pháp nhưng dịch hoá pháp mới là đặc tính rõ rệt của Trung Quán Luận: “dịch hoá pháp” là phương pháp chuyển hoá dịch tướng và dịch tính của vạn pháp; nói cho dễ hiểu hơn, “dịch hoá pháp” chính là ý thức về sự mâu thuẫn của tất cả nhận thức về Hố thẳm, vì Hố thẳm đưa tất cả lý luận đến chỗ bất khả thể nhận, reductio ad impossible, vì muốn nhận thức thì bắt buộc phải nhận thức từ một vị trí, một thế đứng, quan điểm, lập trường, mà Hố thẳm hoàn toàn không lệ thuộc vào động tướng và cũng không lệ thuộc vào bất động tướng;động và bất động là thể cách của dịch, thể tính của dịch là hoá, thể tính của hoálà pháp, thể tính của pháp là pháp tính, tức là Tính.
Tương thế giữa Dịch hoá pháp và Hố thẳm là tương thể giữa cứu thể và phương thể, mà Hố thẳm là cứu cánh của chính phương tiện và là phương tiện của cứu cánh; Hố thẳm chỉ là Hố thẳm khi mình tự do ngay lúc đầu, ngay bây giờ và lúc sau cùng: Hố thẳm là ý thức triệt để rằng chính phương thể là ý thức triệt để rằng chính phương thể là cứu thể, nghĩa là dịch hoá pháp không phải là một phương pháp nhận thức để đi đến Hố thẳm, mà chính dịch hoá pháp là Hố thẳm.
Giải thoát, trong tư tưởng Trung Quán Luận không có nghĩa là giải thoát ngoài khổ đau triền phược; giải thoát ở đây không có nghĩa là thoát khỏi trói buộc nô lệ; giải thoát hiểu theo nghĩa đối nghịch như vậy chỉ là giải thoát ở tục đế, nghĩa là chưa phải hoàn toàn tự do, tự do rốt ráo, tự do tuyệt đối, tự do siêu việt: tự do của Hố thẳm.
Theo Trung Quán Luận, sự nô lệ, sự phiền muộn, đau khổ, chấp trước chỉ là vọng tưởng (Vikalpa). Chúng ta bám chặt vào sự vật, vào ý tưởng, vào con người, vào hoàn cảnh, vào nguyên nhân, vào kết quả, vào mục đích, vào cứu cánh, vào phương tiện, vào sống và chết: chỉ vì vọng tưởng tạo ra những đặc tính và những hình ảnh mà chúng ta tưởng rằng có thực và bất di dịch.
Hố thẳm là tuyệt tưởng, là chấm dứt vọng tưởng, chấm dứt mọi sự tưởng tượng (Sarva-kalpana-ksayo hi nirvànam). Hố thẳm chính là phá hủy hết mọi lập trường và phá hủy cả lập trường phá hủy.
Sau cùng, Hố thẳm cũng không phải là chấm dứt vọng tưởng, vì Hố thẳm chính là vọng tưởng, vì vọng tưởng là nghịch nghĩa với Tự do và khiến con người đi tìm Tự do; con người chỉ đi tìm Hố thẳm và nói đến Hố thẳm khi nào con người còn vọng tưởng; vọng trưởng tuyệt dứt đi thì chính Hố thẳm trở nên vô nghĩa, vì Hố thẳm chỉ có nghĩa là Hố thẳm lúc mình mất Hố thẳm và bị trói buộc.
Trung Quán Luận là biện chứng pháp nhưng dịch hoá pháp mới là đặc tính rõ rệt của Trung Quán Luận: “dịch hoá pháp” là phương pháp chuyển hoá dịch tướng và dịch tính của vạn pháp; nói cho dễ hiểu hơn, “dịch hoá pháp” chính là ý thức về sự mâu thuẫn của tất cả nhận thức về Hố thẳm, vì Hố thẳm đưa tất cả lý luận đến chỗ bất khả thể nhận, reductio ad impossible, vì muốn nhận thức thì bắt buộc phải nhận thức từ một vị trí, một thế đứng, quan điểm, lập trường, mà Hố thẳm hoàn toàn không lệ thuộc vào động tướng và cũng không lệ thuộc vào bất động tướng;động và bất động là thể cách của dịch, thể tính của dịch là hoá, thể tính của hoálà pháp, thể tính của pháp là pháp tính, tức là Tính.
Tương thế giữa Dịch hoá pháp và Hố thẳm là tương thể giữa cứu thể và phương thể, mà Hố thẳm là cứu cánh của chính phương tiện và là phương tiện của cứu cánh; Hố thẳm chỉ là Hố thẳm khi mình tự do ngay lúc đầu, ngay bây giờ và lúc sau cùng: Hố thẳm là ý thức triệt để rằng chính phương thể là ý thức triệt để rằng chính phương thể là cứu thể, nghĩa là dịch hoá pháp không phải là một phương pháp nhận thức để đi đến Hố thẳm, mà chính dịch hoá pháp là Hố thẳm.
Giải thoát, trong tư tưởng Trung Quán Luận không có nghĩa là giải thoát ngoài khổ đau triền phược; giải thoát ở đây không có nghĩa là thoát khỏi trói buộc nô lệ; giải thoát hiểu theo nghĩa đối nghịch như vậy chỉ là giải thoát ở tục đế, nghĩa là chưa phải hoàn toàn tự do, tự do rốt ráo, tự do tuyệt đối, tự do siêu việt: tự do của Hố thẳm.
Theo Trung Quán Luận, sự nô lệ, sự phiền muộn, đau khổ, chấp trước chỉ là vọng tưởng (Vikalpa). Chúng ta bám chặt vào sự vật, vào ý tưởng, vào con người, vào hoàn cảnh, vào nguyên nhân, vào kết quả, vào mục đích, vào cứu cánh, vào phương tiện, vào sống và chết: chỉ vì vọng tưởng tạo ra những đặc tính và những hình ảnh mà chúng ta tưởng rằng có thực và bất di dịch.
Hố thẳm là tuyệt tưởng, là chấm dứt vọng tưởng, chấm dứt mọi sự tưởng tượng (Sarva-kalpana-ksayo hi nirvànam). Hố thẳm chính là phá hủy hết mọi lập trường và phá hủy cả lập trường phá hủy.
Sau cùng, Hố thẳm cũng không phải là chấm dứt vọng tưởng, vì Hố thẳm chính là vọng tưởng, vì vọng tưởng là nghịch nghĩa với Tự do và khiến con người đi tìm Tự do; con người chỉ đi tìm Hố thẳm và nói đến Hố thẳm khi nào con người còn vọng tưởng; vọng trưởng tuyệt dứt đi thì chính Hố thẳm trở nên vô nghĩa, vì Hố thẳm chỉ có nghĩa là Hố thẳm lúc mình mất Hố thẳm và bị trói buộc.
2.
Trong đời sống, con người chỉ phản ứng lại một cách phiến diện, con người tâm linh, con người của Hố thẳm là con người phản ứng lại mọi sự bằng trọn con người họ, toàn diện, toàn thể, triệt để, nghĩa là thể nhập, làm một với vạn sự, vạn tướng, vạn thể, vạn pháp.
Con người giải thoát làm việc thiện, cứu đời, độ thế, không phải để đạt đến kết quả nào ở đời nay hay đời sau; hành động không mục đích và không lý do; lý tưởng Bồ tát thể hiện trong Đại Bi (Mahàkarunà) là lòng thương không mục đích, vì còn mục đích là còn trói buộc vào nhân và quả, trói buộc là nô lệ, là chấp nhân hoặc chấp quả, chấp ngã hoặc chấp pháp, chấp hữu hoặc chấp không. Hố thẳm chính là phá chấp và phá chấp triệt để, reductio and impossible: đưa mọi sự đến chỗ bội lý, bất lực và bất khả thể tượng; chữ Phạn, trong Trung Quán Luận, gọi là Prasanga(tạm dịch: ứng thời, ứng cơ) hay prasanga-vakya (ứng ngôn) để chỉ sự thất bại của tất cả mọi hướng vọng đi đến Hố thẳm qua định thời bằng biểu thể, biểu hình, biểu tưởng và biểu tượng.
Con người giải thoát làm việc thiện, cứu đời, độ thế, không phải để đạt đến kết quả nào ở đời nay hay đời sau; hành động không mục đích và không lý do; lý tưởng Bồ tát thể hiện trong Đại Bi (Mahàkarunà) là lòng thương không mục đích, vì còn mục đích là còn trói buộc vào nhân và quả, trói buộc là nô lệ, là chấp nhân hoặc chấp quả, chấp ngã hoặc chấp pháp, chấp hữu hoặc chấp không. Hố thẳm chính là phá chấp và phá chấp triệt để, reductio and impossible: đưa mọi sự đến chỗ bội lý, bất lực và bất khả thể tượng; chữ Phạn, trong Trung Quán Luận, gọi là Prasanga(tạm dịch: ứng thời, ứng cơ) hay prasanga-vakya (ứng ngôn) để chỉ sự thất bại của tất cả mọi hướng vọng đi đến Hố thẳm qua định thời bằng biểu thể, biểu hình, biểu tưởng và biểu tượng.
3.
Đời sống Hố thẳm phát xuất từ ý thức về đau khổ, trói buộc, xao xuyến, sợ hãi, mâu thuẫn bấn loạn nội tâm. Sự va chạm phũ phàng giữa thực tế và lý tưởng là nguyên động lực thúc đẩy đời sống nội tâm, đời sống tôn giáo, đời sống tâm linh: sự đối mặt với Hố thẳm.
Ý thức Trung Quán Luận về Hố thẳm là ý thức rằng tất cả mọi sự giải quyết về khổ để đều là giải quyết tạm bợ. Chỉ có giải thoát là thể nhập chân không (synyatâ) và chân không chính là đồng nghĩa với Hố thẳm; con đường thể nhập chân không là Trung đạo, mà trung đạo ở đây không phải là trung đạo, theo nghĩa ngoài hai cực đoan. Trung đạo ở trong Trung Quán Luận là con đường không về đâu cả, một con đường không phải đường, một con đường hủy diệt, con đường hủy diệt tất cả mọi con đường, via negativa, con đường tự hủy diệt, tự hủy diệt không phải đểsống hay để chết, vì Trung đạo là bát bất, bát bất là bất sinh, bất diệt, bất đoạn, bất thường, bất nhất, bất dị, bất lai, bất khứ.
Bất sinh không chỉ có nghĩa là không sống, vì không sống có nghĩa là diệt, do đó dịch hoá pháp đưa đến bất diệt; bất diệt không có nghĩa là không chết; do đó dịch hoá pháp đưa đến bất thường mà bất thường không chỉ có nghĩa là không còn, vàbất đoạn không chỉ có nghĩa là không dứt, vì muốn dứt chỉ phải có cái gì làm nhất trí, làm lý nhất quán, giống nhau, identique, do đó dịch hoá pháp đi đến bất dịkhông chỉ có nghĩa là không khác, vì nói đến sự giống nhau, nói đến sự vô phân biệt thì phải nói đến nguồn gốc và cứu cánh, không gian và thời gian, nghĩa là làm “rappochement”, “aller auprès”, “approcher”, “approche”, “aller dans la proximité”, mà đi đến giai đoạn dịch hoá bất lai, tức là không đến, mà bất lai không có nghĩa là không đến, vì muốn đến thì phải đi (passer) mà dịch hoá pháp là chuyển đếnbất khứ; bất khứ không có nghĩa là không đi mà có nghĩa là ở giữa, con đường giữa, ở giữa chân không, mà chân không không phải là không gian thì làm sao nói đến việc ở, vì việc ấy kêu gọi bất sinh và bất diệt, tóm lại là bát bất và chân không không phải là không gian nên không có vị trí; đó không phải là một nơi mà mình phải đạt đến, một cái gì mình lấy và với tới: do đó “vô sở đắc” chính là cứu cánh của Hố thẳm.
Ý thức Trung Quán Luận về Hố thẳm là ý thức rằng tất cả mọi sự giải quyết về khổ để đều là giải quyết tạm bợ. Chỉ có giải thoát là thể nhập chân không (synyatâ) và chân không chính là đồng nghĩa với Hố thẳm; con đường thể nhập chân không là Trung đạo, mà trung đạo ở đây không phải là trung đạo, theo nghĩa ngoài hai cực đoan. Trung đạo ở trong Trung Quán Luận là con đường không về đâu cả, một con đường không phải đường, một con đường hủy diệt, con đường hủy diệt tất cả mọi con đường, via negativa, con đường tự hủy diệt, tự hủy diệt không phải đểsống hay để chết, vì Trung đạo là bát bất, bát bất là bất sinh, bất diệt, bất đoạn, bất thường, bất nhất, bất dị, bất lai, bất khứ.
Bất sinh không chỉ có nghĩa là không sống, vì không sống có nghĩa là diệt, do đó dịch hoá pháp đưa đến bất diệt; bất diệt không có nghĩa là không chết; do đó dịch hoá pháp đưa đến bất thường mà bất thường không chỉ có nghĩa là không còn, vàbất đoạn không chỉ có nghĩa là không dứt, vì muốn dứt chỉ phải có cái gì làm nhất trí, làm lý nhất quán, giống nhau, identique, do đó dịch hoá pháp đi đến bất dịkhông chỉ có nghĩa là không khác, vì nói đến sự giống nhau, nói đến sự vô phân biệt thì phải nói đến nguồn gốc và cứu cánh, không gian và thời gian, nghĩa là làm “rappochement”, “aller auprès”, “approcher”, “approche”, “aller dans la proximité”, mà đi đến giai đoạn dịch hoá bất lai, tức là không đến, mà bất lai không có nghĩa là không đến, vì muốn đến thì phải đi (passer) mà dịch hoá pháp là chuyển đếnbất khứ; bất khứ không có nghĩa là không đi mà có nghĩa là ở giữa, con đường giữa, ở giữa chân không, mà chân không không phải là không gian thì làm sao nói đến việc ở, vì việc ấy kêu gọi bất sinh và bất diệt, tóm lại là bát bất và chân không không phải là không gian nên không có vị trí; đó không phải là một nơi mà mình phải đạt đến, một cái gì mình lấy và với tới: do đó “vô sở đắc” chính là cứu cánh của Hố thẳm.
Kệ:
Bất sinh, diệc bất diệt
Bất thường, diệc bất đoạn
Bất nhất, diệc bất dị
Bất lai, diệc bất xuất.
Chữ quan trọng trong bài kệ trên, không phải là chữ “bất” mà lại là chữ “diệc” (cũng, cũng theo); chữ “diệc” ở đây nằm trong chân trời Như Tính (“das Selbe” của Heidegger).
Bất sinh, diệc bất diệt
Bất thường, diệc bất đoạn
Bất nhất, diệc bất dị
Bất lai, diệc bất xuất.
Chữ quan trọng trong bài kệ trên, không phải là chữ “bất” mà lại là chữ “diệc” (cũng, cũng theo); chữ “diệc” ở đây nằm trong chân trời Như Tính (“das Selbe” của Heidegger).
4.
Tự do là Sùnyatà: bỏ tất cả vọng kiến, chân kiến, vọng tưởng, vị trí, lập trường, minh và vô minh – drsti, kalpanà, vikalpananta, vidayâ, avidyà.
Dịch hoá pháp là không hoá chân không, Sùnyatà của những kiến, định kiến, thành kiến, chấp kiến, vọng kiến (drstis), Sùnyatà không phải là hủy diệt, mà hủy diệt (not annihilation, but the negation of negation) (cf. Murti, The Central Philosophy of Buddhism, trang 271).
Dịch hoá pháp là không hoá chân không, Sùnyatà của những kiến, định kiến, thành kiến, chấp kiến, vọng kiến (drstis), Sùnyatà không phải là hủy diệt, mà hủy diệt (not annihilation, but the negation of negation) (cf. Murti, The Central Philosophy of Buddhism, trang 271).
5.
Niết bàn không phải là cái mình bỏ hay mình được, không phải diệt không phải trường tồn, không phải phá hủy, cũng không phải được tạo ra (trở về bát bất). Thế dụng của Prajna không phải thay đổi Hố thẳm bằng Cao nguyên mà thay đổi thái độ của ta trước Hố thẳm để tự dịch hoá và thể nhập Hố thẳm. Sự thay đổi vừa đứng về mặt nhận thức luận vừa đứng về bản thể luận mà đồng thời xoá bỏ tất cả nhận thức luận và tất cả bản thể luận (đây là điểm căn bản mà tôi dùng để phá hủy luận án tiến sĩ của ông T. R. V. Murti, tức là quyển The Central Philosophy of Buddhism, quyển sách giá trị nhất ở thế giới về Trung Quán Luận). Đó là Niết bàn và Luân hồi đều mà một, nghĩa là bất nhị. Kẻ chứng Nirvana là Tathàgata, Như Lai, người sống đời sống tự do siêu việt của Hố thẳm, sống ở chết và chết ở sống, theo nghĩa “vivre de mort et mourir de vie” trong fragment 71 của Héraclite.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét